19/11/2022 15:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nghĩa trang hình lớp học tưởng nhớ cô giáo và 30 học trò sau trận bom kinh hoàng

KHÁNH LINH - TIẾN THẮNG
KHÁNH LINH - TIẾN THẮNG

TTO - Cách trung tâm TP Thái Bình gần 30km, có một nghĩa trang đặc biệt, là nơi yên nghỉ của cô giáo - liệt sĩ Bùi Thị Thanh Xuân cùng 30 học sinh Trường phổ thông cấp 2 Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình sau trận bom ngày 21-10-1966.

Nghĩa trang hình lớp học tưởng nhớ cô giáo và 30 học trò sau trận bom kinh hoàng - Ảnh 1.

Những buổi học ngoại khóa đặc biệt tại nghĩa trang 21-10, nơi yên nghỉ của cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân cùng 30 học trò của mình - Ảnh: KHÁNH LINH

Nghĩa trang 21-10 cùng với khu tưởng niệm liệt sĩ - cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân và 30 học sinh tại xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã được Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 2021.

Nghĩa trang hình lớp học

Nằm giữa vùng quê trù phú, yên bình bên cánh đồng lúa chín vàng, nghe tiếng học bài ê a của học trò nhỏ, ít ai ngờ ngôi Trường tiểu học và THCS Thụy Dân được xây dựng lại trên nền hố bom mà Mỹ từng ném xuống vào trưa 21-10-1966, giết hại cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân cùng 30 em học sinh lớp 7 của Trường phổ thông cấp 2 Thụy Dân khi ấy.

Nằm ngay bên ngôi trường mới, nghĩa trang 21-10 trông không khác một lớp học được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 1.000m². Khu vực đài tưởng niệm được thiết kế như một trang sách mở với cây bút ở chính giữa, bên trên ngòi bút là ngọn lửa cách điệu hình vầng trăng khuyết. Hai trang sách mở, một bên ghi lại sự kiện 21-10-1966 và một bên là danh sách cô giáo cùng các học sinh, nạn nhân của vụ ném bom.

Phần đáy bút là một lư hương hình lọ mực và khăn quàng đỏ, còn ở chính giữa là phần mộ của cô giáo - liệt sĩ Bùi Thị Thanh Xuân, hai bên là phần mộ của 30 học sinh quây quần như thể hằng ngày cô trò vẫn có thể nghe tiếng trống trường gióng giả, vẫn học tiếp bài học thuở nào còn đang dang dở.

Đã 56 năm trôi qua nhưng trong ký ức của ông Lê Văn Thắng (72 tuổi, trú tại xóm 1, xã Thụy Dân) - một trong những học trò may mắn còn sống sót sau trận bom năm ấy - vẫn vẹn nguyên.

Đưa chúng tôi đi thăm nghĩa trang 21-10, suốt dọc đường đi ông Thắng hầu như im lặng, xúc động bởi có lẽ bản thân không thể nào quên được "ngày kinh hoàng" khiến cô giáo mến yêu cùng các bạn học vĩnh viễn nằm lại.

Nghĩa trang hình lớp học tưởng nhớ cô giáo và 30 học trò sau trận bom kinh hoàng - Ảnh 2.

Nghĩa trang 21-10 tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được xây dựng trông giống một lớp học với phần mộ của cô giáo - liệt sĩ Bùi Thị Thanh Xuân ở giữa, quây quần hai bên là mộ phần của 30 học trò - Ảnh: KHÁNH LINH

Bên bậu đá của đài tưởng niệm, ông Thắng nhớ lại "khoảng 10h30 ngày 21-10-1966, các lớp học khác đã tan thì lớp 7 của ông cũng sắp hết tiết học môn văn bỗng có tiếng máy bay Mỹ, đồng thời phía trong làng vang lên những tiếng bom nổ rất to, đất đá bay tứ tung, khói cuộn mù mịt. Cô Xuân khi ấy vội dừng bài giảng "Dù đui mà giữ đạo nhà" của Nguyễn Đình Chiểu để hô lớn có máy bay, các em xuống hết hầm hào trú ẩn!

"Ngay lập tức, tôi cùng một bạn nữa tên Dũng vội vàng chạy ra hố cá nhân ẩn nấp. Chỉ nghe tiếng máy bay rít, sau đó một tiếng nổ long trời làm đất đá văng tứ tung, trùm hết lên cả người tôi. Do sức ép của bom, tôi bị ngất đến khi tỉnh lại thì không còn thấy Dũng đâu nữa. Tôi cố trồi lên chạy được khoảng 50m thì gục ngã, không còn biết gì nữa. Đến khi tỉnh lại thì thấy mình đang nằm ở bệnh viện nơi sơ tán, bị ba vết thương ở trên đầu" - ông Thắng trầm ngâm nhớ lại.

Trận bom kinh hoàng với bốn quả cỡ lớn trút xuống ngay cạnh hầm trú ẩn của trường khiến 30 học sinh ở độ tuổi từ 13 - 16 (trong đó có 12 học sinh nữ) đã bị vùi chết bởi sức ép của bom, cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân cũng hy sinh khi vừa tròn 24 tuổi - để lại một con thơ chưa đầy 3 tuổi và bản thân đang mang thai đứa con thứ hai trong bụng.

"Tôi vẫn nhớ, khi được tìm thấy thì thi thể cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân đang ôm chặt hai học sinh khác. Toàn bộ ngôi trường mới khi đó bị san bằng, chỉ còn trơ lại một hố bom rộng khoảng 24m2" - ông Thắng cho hay.

Tiếp nối tinh thần dạy và học

Trong cuốn sổ tay kỷ vật thủng lỗ chỗ được lưu giữ tại Trường tiểu học và THCS Thụy Dân, chúng tôi đã được đọc những dòng suy nghĩ, những tâm sự của cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân về nghề.

Trong những dòng lưu bút ấy, cô giáo Xuân tự nhủ: "... để sánh vai với người chiến sĩ ở trận tuyến giết giặc cứu nước thì ở hậu phương, ở mái trường thân yêu này, đêm ngày mình sẽ miệt mài bên trang giáo án, quyết tâm đóng góp công sức của mình làm cho sự nghiệp trồng người ngày càng thêm thay da, đổi thịt...".

Nghĩa trang hình lớp học tưởng nhớ cô giáo và 30 học trò sau trận bom kinh hoàng - Ảnh 3.

Trong những ngày tháng 11, nhiều trường đã tổ chức cho giáo viên, học sinh đến nghĩa trang 21-10 để tri ân, dâng hương - Ảnh: KHÁNH LINH

Ông Trương Vũ Sương, nguyên giảng viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội và cũng là chồng của cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân, cho chúng tôi biết khi về dạy tại Trường phổ thông cấp 2 Thụy Dân, dù xa chồng và phải gửi con thơ về Nam Hà nhờ bà nội nuôi giúp nhưng cô giáo Xuân vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong cuộc trò chuyện, ông Sương rưng rưng xúc động khi hạnh phúc của hai người kéo dài chưa được bốn năm thì xảy ra cơ sự.

"Trong bốn năm lấy nhau, phần lớn đều mỗi người một nơi chứ cũng không ở cạnh nhau để hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, cùng nhau gánh vác công việc gia đình trong những tháng năm gian khổ ấy. Giờ hồi tưởng lại càng thấy đớn đau, thương Xuân vô ngần" - ông Sương xúc động.

Thầy giáo Nguyễn Đức Thuận - hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS xã Thụy Dân - cho biết sự hy sinh của cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân và 30 em học sinh là ký ức đau thương nhưng mãi là biểu tượng của tinh thần dạy và học.

"Tôi nghĩ mỗi khi nhìn qua ô cửa sổ, hướng về phía nghĩa trang đặc biệt ấy thì các thầy cô và học sinh sẽ càng thêm quyết tâm dạy tốt, học tốt. Hằng tuần, nhà trường vẫn tổ chức cho học sinh lao động dọn dẹp vệ sinh khuôn viên, các phần mộ và thắp hương tại nghĩa trang 21-10 để ôn lại truyền thống lịch sử" - ông Thuận cho hay.

Trong dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường tiểu học và THCS Thụy Dân cũng tổ chức lễ tưởng niệm 56 năm ngày Mỹ ném bom xuống trường cấp 2 Thụy Dân và trong những ngày tháng 11 này, các trường trong huyện Thái Thụy cũng về viếng, dâng hương và tổ chức nhiều buổi học ngoại khóa tại di tích lịch sử cấp quốc gia này.

Tâm tình nhà giáo

Không ngờ có ngày học trò gặp lại thầy cô trong hoàn cảnh này.

KHÁNH LINH - TIẾN THẮNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

UBND TP Buôn Ma Thuột vừa ban hành kế hoạch xét tuyển đặc cách đối với 36 giáo viên hợp đồng ký trước ngày 31-12-2015.

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar