18/11/2022 16:22 GMT+7

Sứ mệnh của nhà giáo là người dẫn đường

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ điều này tại buổi gặp gỡ 400 nhà giáo tiêu biểu trên cả nước vào chiều ngày 18-11.

Sứ mệnh của nhà giáo là người dẫn đường - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại buổi gặp mặt - Ảnh: THẾ ĐẠI

Sự kiện nằm trong chuỗi các chương trình kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Với nhiều thành tích trên nhiều lĩnh vực, 400 nhà giáo từ cấp mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên đến đại học, cao đẳng đã có mặt ở Hà Nội vào dịp đặc biệt này.

Nhiều thầy, cô giáo trong số này đến từ các trường học ở vùng sâu, vùng xa như Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Nam, Quảng Trị, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai…

Bên cạnh các thành tích trong việc đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cặp học sinh yếu, kém; đáng chú ý là nhiều sáng kiến của nhà giáo được triển khai trong lĩnh vực giáo dục đạo đức học sinh, đổi mới quản trị giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lan tỏa động lực dạy và học.

Nỗ lực vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, nhiều thầy cô giáo trong số 400 nhà giáo tiêu biểu đã cưu mang nuôi dưỡng, giúp đỡ vật chất và tinh thần cho học sinh chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 

Có những nhà quản lý giáo dục căng mình chống đỡ những khó khăn dồn dập để thực hiện "đóng cửa trường nhưng không dừng học". 

Trong khó khăn, nhiều thầy giáo đã có những sáng kiến trong ứng dụng công nghệ thông tin, linh hoạt áp dụng các hình thức dạy học khác nhau, tạo nên những chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục ngay trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp.

Cô Nguyễn Thị Kim Thư - giáo viên Trường mầm non tư thục Minh Hải (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) - đã ứng dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tiên tiến như Montessori, Steam, Regio Emilia… xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc, nỗ lực cùng trường vượt qua đại dịch.

Thầy Đào Chí Mạnh - hiệu trưởng Trường tiểu học Hội Hợp B, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - từng đi tiên phong trong việc dạy trực tuyến cho học sinh tiểu học bằng chính kênh dạy học do mình xây dựng. 

Thầy Mạnh nổi tiếng với phong cách của "hiệu trưởng ba làm": hướng dẫn làm, tạo điều kiện để làm và tạo động lực cho giáo viên làm. Từ chỗ bỡ ngỡ, giáo viên dưới sự hướng dẫn của thầy Mạnh đã thành thạo các phương pháp dạy trực tuyến phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học. 

Thầy trở thành người truyền cảm hứng cho giáo viên ở nhiều địa phương trong suốt thời gian ngành giáo dục phải chống đỡ với đại dịch.

Dự buổi gặp mặt có những cặp vợ chồng giáo viên Mai Đức Tiệp và Vi Thị Dinh với 13 năm gắn bó với điểm trường Thèn Pả (xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện 35km), có cô giáo Hoàng Thị Thanh Chỉ - nữ giáo viên duy nhất của Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Chế Tạo, Mù Cang Chải (Yên Bái) đã vượt lên nhiều khó khăn để bám lớp, bám trường.

Trao đổi tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Trong giai đoạn khó khăn vừa qua, đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên toàn ngành đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng. Sự hy sinh, tận tâm, trách nhiệm của các thầy, các cô đã góp phần hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành. 

"Không ai có thể thay thế người thầy trong việc chăm lo, nuôi dưỡng ước mơ và hình thành các giá trị cơ bản cho thế hệ tương lai. Chúng ta không hướng người học chỉ tập trung vào kiến thức mà đồng thời phải dạy cho học trò có trái tim rung động trước cuộc đời, có tâm hồn thanh cao và rộng lượng, có trách nhiệm với bản thân và xã hội. 

Nói điều này để chúng ta ý thức về trọng trách vinh quang của nghề giáo, để mỗi nhà giáo chúng ta nhận thức rõ, chính các nhà giáo là những người sáng tạo, vị tha thông qua công việc cao quý của mình", ông Nguyễn Kim Sơn nhắn nhủ với các thầy, cô giáo tại buổi gặp mặt cũng như với các nhà giáo trên cả nước.

Bộ trưởng cho rằng nhà giáo cần phải là người dẫn đường, đây là trọng trách lớn, là sứ mệnh của nhà giáo trong việc tạo dựng những con người có tư duy độc lập, dấn thân vì khát vọng tươi sáng của cá nhân, của đất nước, của nhân loại.

Diễn đàn 'Nỗi lòng nhà giáo': Không có học sinh cá biệt

TTO - Trong quá trình giảng dạy của mình, tôi luôn kiên định với quan điểm không có học sinh cá biệt, chỉ có học sinh chưa ngoan, do thầy cô chưa đủ thấu hiểu, cảm thông và bao dung để hiểu học trò.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Căng như dây đàn

Theo quy định của Hà Nội, mỗi thí sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm nay có 3 nguyện vọng vào lớp 10 không chuyên.

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Căng như dây đàn

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Thí sinh Hà Nội cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

Từ ngày 10-7 đến 12-7, thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 Hà Nội phải xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, nếu không sẽ được coi là từ chối quyền nhập học.

Thí sinh Hà Nội cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2025-2026.

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội

Nóng: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập

Tối 4-7, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của hơn 100 trường THPT công lập khối không chuyên.

Nóng: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Trong khuôn viên phim trường của ‘Little Chef - Đầu Bếp Nhí’ ngày đầu tiên, hàng chục bạn nhỏ bước vào với ánh mắt háo hức. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, phía sau ấy là bóng dáng của những người cha, người mẹ đứng lặng lẽ ngoài khung hình đầy yêu thương.

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar