08/06/2025 09:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nghi vấn video binh sĩ Ukraine hành quyết những người đào ngũ

Một đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội làm dấy lên nghi vấn rằng binh sĩ Ukraine đã hành quyết lính đào ngũ gần thành phố Pokrovsk, miền đông Ukraine. Tuy nhiên tính xác thực của video hiện vẫn chưa được xác minh.

SnapTwitter.io_RealAlexJones_829

Thông tin gây sốt này được đăng tải vào ngày 5-6 trên X, bởi một tài khoản @RealAlexJones - một nhân vật truyền thông cực hữu người Mỹ Alex Jones. Có những bàn tán, nghi vấn đây là clip dàn dựng. Phía cơ quan chức năng của Ukraire bước đầu nhận định đây là “sự ngụy tạo và thao túng thông tin”.

Bài đăng mô tả đây là đoạn video quay bằng camera nhiệt do drone Nga ghi lại cảnh lính Ukraine đang hành quyết những người đào ngũ ở khu vực Pokrovsk - thành phố thuộc vùng Donetsk và là một trung tâm vận tải trọng yếu của Ukraine.

Cảnh quay cho thấy hai người mặc quân phục đang ép ba người khác quỳ gối và nổ súng. Chủ bài đăng còn cho biết vụ việc này liên quan đến Lữ đoàn Jaeger số 68 của quân đội Ukraine.

Do được lan truyền giữa thời điểm giao tranh diễn ra gần Pokrovsk, đoạn video nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận, đạt hơn 4,6 triệu lượt xem cùng với hàng chục ngàn tương tác.

Tuy nhiên qua điều tra của tổ chức chuyên kiểm chứng tin tức Snopes, tuyên bố trên hoàn toàn chưa được xác minh.

Snopes cho biết không đủ chứng cứ để xác định chính xác đoạn video này đã ghi lại điều gì, được quay vào thời điểm nào, hay chính xác ở đâu như bài đăng đề cập.

Dù vậy các công cụ kiểm tra AI như Sightengine và Hive Moderation cho rằng có ít khả năng video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo.

Qua liên hệ với người phát ngôn thuộc Cục Truyền thông công cộng của Lực lượng Vũ trang Ukraine, người này cho biết họ cũng không xác minh được tính xác thực của đoạn video. Dù vậy, người này nhấn mạnh đây có thể là sản phẩm của “sự ngụy tạo và thao túng thông tin”.

“Chúng tôi nhấn mạnh rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine, đặc biệt là các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực Pokrovsk, luôn hành động hoàn toàn theo khuôn khổ của luật nhân đạo quốc tế, các công ước Geneva và các quy chuẩn khác điều chỉnh hành vi trong chiến tranh”, người phát ngôn khẳng định.

Đáng chú ý, đoạn video này được quay bằng camera nhiệt và xuất hiện vòng la bàn xoay ở phần dưới màn hình - chi tiết tương tự trong các video được Bộ Quốc phòng Nga đăng trên Telegram trước đó.

Snopes cũng phát hiện nơi đầu tiên đăng tải đoạn video này là vào ngày 4-6 trên một kênh Telegram có tên "Làm việc đi, anh em" - cụm thường dùng để cổ vũ lực lượng Nga.

Snopes đã xin phản hồi từ phía quân đội Nga để xác nhận nguồn gốc và tính xác thực của video, nhưng hiện vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Ngoài ra, Lữ đoàn 68 của Ukraine - đơn vị được nhắc đến trong video - cũng xác nhận họ thực sự ở gần Pokrovsk vào thời điểm tương tự, thông qua một video được đăng tải trên Facebook.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng xác nhận có diễn ra giao tranh trong khu vực Pokrovsk vào ngày 4 và 5-6.

Tuy nhiên thông tin binh lính hành quyết người đào ngũ tại khu vực này trong cùng ngày thì vẫn chưa được ghi nhận.

Đào ngũ là vấn đề đã tồn tại từ lâu trong quân đội Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào năm 2022. Trước đó vào tháng 11-2024, có hơn 100.000 binh sĩ Ukraine đã bị truy tố vì tội đào ngũ.

Theo luật hình sự Ukraine hiện thời, hành vi đào ngũ trong thời kỳ thiết quân luật có thể bị phạt tối đa 12 năm tù, nhưng không có quy định về án tử hình cho tội danh này.

Video máy bay Nga hư hại nặng vì drone Ukraine được xác định là giả

Tổ chức kiểm chứng thông tin Full Fact (Anh) phân tích rằng một video lan truyền trên mạng có những dấu hiệu rõ ràng là do AI tạo ra, vì hình ảnh xuất hiện nhiều chi tiết bất hợp lý và bị chập chờn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cựu quan chức CIA bác bỏ cáo buộc ông Obama 'dựng chuyện' để chống ông Trump

Bà Susan Miller bác cáo buộc của Giám đốc Tình báo Tulsi Gabbard rằng chính quyền Obama “dựng chuyện” để chống ông Trump.

Cựu quan chức CIA bác bỏ cáo buộc ông Obama 'dựng chuyện' để chống ông Trump

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Mạng xã hội đang lan truyền một video bản tin cho biết Chính phủ Nepal ban hành lệnh cấm TikTok từ ngày 17-8-2025. Tuy nhiên qua kiểm chứng, đây là tin giả và video là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Lào bác tin xảy ra đụng độ ở biên giới Lào - Campuchia

Tối 26-7, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Quân đội nhân dân Lào khẳng định thông tin "lực lượng vũ trang Campuchia và lực lượng Lào đấu súng" là không đúng sự thật.

Lào bác tin xảy ra đụng độ ở biên giới Lào - Campuchia

Ảnh bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả

Bức ảnh được cho là 3 bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả.

Ảnh bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả

Nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý nhưng không có thật

Công trình nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý trên mạng với các tính năng hiện đại, nhưng đây chỉ là sản phẩm do AI tạo ra.

Nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý nhưng không có thật

Phá thai không làm tăng nguy cơ ung thư vú

Mạng xã hội Mỹ rộ lên tin phá thai làm tăng nguy cơ ung thư vú và nguy hiểm hơn sinh con. Tuy nhiên, những tuyên bố này là sai lệch.

Phá thai không làm tăng nguy cơ ung thư vú
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar