27/03/2022 10:48 GMT+7

Nghệ sĩ Kim Cương sống lại những vui buồn với audio hồi ký

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - NSND Kim Cương vừa giới thiệu đến công chúng phiên bản audio hồi ký Nghệ sĩ Kim Cương: Sống cho người, sống cho mình, sau hai năm thực hiện.

Nghệ sĩ Kim Cương sống lại những vui buồn với audio hồi ký - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Kim Cương trong buổi ra mắt audio hồi ký Nghệ sĩ Kim Cương: Sống cho người, sống cho mình - Ảnh: LINH ĐOAN

Quyển hồi ký Nghệ sĩ Kim Cương: Sống cho người, sống cho mình ra mắt vào năm 2016. Sau 6 năm, bà quyết định chuyển thể hồi ký thành phiên bản audio với sự tham gia của nghệ sĩ lồng tiếng Thy Mai, Đạt Phi, Văn Ngà và các nghệ sĩ khách mời NSND Kim Xuân, NSƯT Thành Lộc, NSƯT Hữu Châu, diễn viên Trúc Anh...

1.000 phút audio sinh động

Audio có thời lượng 1.000 phút, chia thành 25 câu chuyện về 40 năm làm nghề và hơn 80 năm cuộc đời của nghệ sĩ Kim Cương. Phiên bản audio giữ cấu trúc chính của sách hồi ký với 4 phần: Tuổi thơ nghiệt ngã, Sân khấu và cuộc đời, Những người trong đời tôi, Sống và yêu.

Mỗi câu chuyện sẽ được biên tập lại, có gia giảm, thêm thắt cho phù hợp, có đối thoại các nhân vật, có trích đoạn vở diễn. Một không gian, không khí được tái hiện với sự hỗ trợ của âm thanh sinh động như tiếng ghe máy, xe ngựa, tiếng khỏa nước...

Nghệ sĩ Kim Cương sống lại những vui buồn với audio hồi ký - Ảnh 2.

NSND Kim Cương và con trai, anh Gia Vinh - Ảnh: LINH ĐOAN

NSND Kim Cương cho biết lý do bà làm sách nói vì muốn những thông điệp từ hồi ký đến với khán giả dễ dàng, mau lẹ hơn so với sách in.

Tổng đạo diễn Đạt Phi - người được mệnh danh là phù thủy lồng tiếng - cho biết ban đầu nghệ sĩ Kim Cương chỉ mong muốn ai đó đọc hồi ký của bà trên nền âm nhạc thôi.

Nhưng khi Đạt Phi đọc vài trang sách, mường tượng không khí ngày xưa, anh nảy ra ý định thực hiện hồi ký như một "cuốn phim" quay về quá khứ của nghệ sĩ Kim Cương.

"Rất nhiều khó khăn. Và một trong những khó khăn đó là việc các nghệ sĩ luôn... sát cánh bên mình khiến tôi cũng căng thẳng.

Có khi nhạc đã làm xong hết rồi, nghệ sĩ bảo không phù hợp lại phải lột xuống làm lại. Cả năm trời, làm suốt sáng - trưa - chiều, lắm lúc tranh luận, cả gây lộn, nước mắt nhưng mọi người đã đồng lòng để có một audio hồi ký giàu cảm xúc" - Đạt Phi tâm sự.

Còn đạo diễn âm thanh Hòa Bình bày tỏ áp lực vì anh sinh ra sau 1975 mà có những thời điểm trong hồi ký là những năm 1930. Vì vậy, anh phải trao đổi liên tục với nghệ sĩ Kim Cương để hiểu rõ đời sống lúc ấy như thế nào, đoàn hát thời đó di chuyển ra sao, bằng ghe máy hay chèo, cách "rao bảng" (quảng cáo thông tin đêm diễn đến khán giả) trước đêm diễn ra sao để tái hiện cho chân thật.

Ngay cả việc đi tìm giọng nói cho giống nhà thơ Bùi Giáng, bà Bảy Nam cũng là cả vấn đề. Trong buổi ra mắt audio hồi ký ngày 25-3, mọi người đã được nghe giọng thoại của cố nghệ sĩ Văn Ngà tái hiện lại giọng nói của nhà thơ Bùi Giáng khiến ngay cả nghệ sĩ Kim Cương phải hết hồn vì quá giống.

Hạnh phúc với những trải lòng về nghề, về đời được lan tỏa

Ngoài các nghệ sĩ lồng tiếng chuyên nghiệp, hồi ký còn có sự góp giọng của những đàn em giỏi nghề mà bà yêu quý và có sự gắn bó với bà trong các hoạt động nghề nghiệp cũng như thiện nguyện như Thành Lộc, Kim Xuân, Hữu Châu.

Nghệ sĩ Kim Cương sống lại những vui buồn với audio hồi ký - Ảnh 3.

NSND Kim Cương và các nghệ sĩ Thành Lộc, Kim Xuân, Hữu Châu, Đạt Phi, nhà thiết kế Sĩ Hoàng... trong buổi ra mắt audio hồi ký - Ảnh: LINH ĐOAN

Các nghệ sĩ này bày tỏ họ kính trọng Kim Cương về tài năng cũng như nhân cách, bởi sau khi giã từ sân khấu, bà vẫn miệt mài với các hoạt động thiện nguyện. Vì vậy, khi được Kim Cương mời góp giọng ai cũng thấy vinh dự và "không dại gì từ chối" (như lời Thành Lộc nói vui).

Riêng nghệ sĩ Hữu Châu, tham gia audio với anh là trách nhiệm, bổn phận để anh trả ơn cho cô Hai (nghệ sĩ Kim Cương), vì lúc mới ra trường anh đã về công tác tại đoàn Kim Cương, được cô Hai dìu dắt từ vai tuần đinh không nói tiếng nào trong Lá sầu riêng đến đóng đầy đủ các vai nam trong vở như Sang, cậu Năm, ông Hoàng.

Hữu Châu đã được nghệ sĩ Kim Cương phân vai thể hiện giọng thoại ông chủ rạp Thất Ngàn (Phan Thiết) không đồng ý để ông bầu Phước Cương (ba bà) chết trong rạp.

Bà Kim Cương xúc động nói: "Đây là trích đoạn tôi quý nhất trong hồi ký. Ba tôi là người mà ông Năm Châu, bà Phùng Há... gọi là hậu tổ của sân khấu, đã bỏ tương lai học bác sĩ bên Pháp để theo sân khấu. Cuối đời ba tôi chỉ có mong muốn được chết ở một góc sân khấu mà không được... Khi làm đoạn này tôi cứ khóc suốt".

Với nghệ sĩ Kim Cương, những ngày làm audio hồi ký, bà như sống lại vui buồn của cuộc đời, của nghề hát.

Hồi ký này không chỉ là hành trình cuộc đời nghề nghiệp của "kỳ nữ" đặc biệt trong làng sân khấu mà từ những nhắc nhớ về những nghệ sĩ gạo cội như Năm Châu, Phùng Há, Bảy Nam, đặc biệt là cô đào xuất sắc của làng cải lương - cô Năm Phỉ; Kim Cương muốn cho các bạn trẻ thấy những khó khăn, vất vả mà các tiền bối phải vượt qua để theo đuổi nghề hát, để biết trân trọng cái nghề của mình hơn.

Và bà càng hạnh phúc hơn khi người con trai duy nhất, anh Gia Vinh, luôn bên cạnh động viên, đốc thúc mẹ hoàn thành audio mà bà ấp ủ.

Trong quá trình làm việc, êkip lo lắng khi đưa lên mạng sẽ bị ăn cắp. Và anh Vinh đã nói với mẹ rằng: "Con có cách giải quyết rồi, mẹ cứ phát miễn phí thì không phải lo lắng ai sẽ lấy mất. Đó như là cách để mình tri ân, gửi lời cảm ơn đến tất cả khán giả, những người yêu thương mẹ suốt mấy chục năm qua".

Và anh là người lặng lẽ đứng sau hỗ trợ mọi chi phí để đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người mẹ kính yêu...

Audio hồi ký vừa ra mắt tập 1 Đêm trắng Thất Ngàn (phần 1 Tuổi thơ nghiệt ngã) vào ngày 26-3 trên các kênh YouTube, Spotify và Apple Podcast. Các tập sau sẽ tiếp tục phát định kỳ mỗi thứ ba, năm và bảy hằng tuần đến hết tháng 5-2022.

Thành Lộc, Kim Xuân, Hữu Châu, Mỹ Uyên... mừng Kim Cương ra mắt audio hồi ký

TTO - Sau 2 năm miệt mài với êkip phòng thu, sáng 25-3, NSND Kim Cương đã có cuộc gặp gỡ ấm cúng với báo giới và những người bà yêu mến để giới thiệu phiên bản audio hồi ký 'Sống cho người - Sống cho mình'.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Khê đã để lại cho đời một di sản sống

Theo phó chủ tịch, phó giám đốc Quỹ học bổng Trần Văn Khê Nguyễn Thế Thanh, giáo sư Trần Văn Khê đã dành trọn đời mình để bảo tồn, truyền bá và đưa âm nhạc dân tộc vươn tầm thế giới. Ông thực sự đã để lại cho đời một di sản sống.

Giáo sư Trần Văn Khê đã để lại cho đời một di sản sống

Nghệ sĩ Hữu Châu và cuốn sách dâng lên má Ba Thanh Nga

Đông đảo độc giả, khán giả và văn nghệ sĩ đã đến với buổi giao lưu ra mắt bút ký chân dung 'Hữu Châu - Chiếc nôi vàng giông bão' vào sáng 28-6 tại Đường sách TP.HCM.

Nghệ sĩ Hữu Châu và cuốn sách dâng lên má Ba Thanh Nga

Sợ cơm lươn unagi quốc hồn quốc túy gặp khó, Nhật Bản phản ứng với châu Âu

Ngày 27-6, Liên minh châu Âu (EU) đề xuất áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loài lươn theo một công ước quốc tế về kiểm soát buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía Nhật Bản.

Sợ cơm lươn unagi quốc hồn quốc túy gặp khó, Nhật Bản phản ứng với châu Âu

Nghệ sĩ Tạ Minh Tâm, Trọng Phúc, Hữu Quốc hát chào mừng TP.HCM mới

Nhiều nghệ sĩ tên tuổi góp mặt trong chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra trên đường đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM), phục vụ người dân miễn phí.

Nghệ sĩ Tạ Minh Tâm, Trọng Phúc, Hữu Quốc hát chào mừng TP.HCM mới

Khám phá di sản ẩm thực Parma: Cái nôi của phô mai và thịt nguội số 1 nước Ý

Từ năm 2015, Parma - thuộc vùng Emilia Romagna của nước Ý - được UNESCO vinh danh là 'Thành phố sáng tạo về ẩm thực'. Không chỉ nổi bật với di sản lịch sử, nghệ thuật và văn hóa phong phú, Parma còn khiến du khách say mê bởi kho tàng ẩm thực đặc sắc.

Khám phá di sản ẩm thực Parma: Cái nôi của phô mai và thịt nguội số 1 nước Ý

Viết văn giống như nấu ăn, mùi thơm món ăn ngon sẽ lan sang hàng xóm

'Dù bạn làm gì, viết gì đi chăng nữa thì hãy ghi nhớ sứ mệnh của mình. Tôi là nhà văn, người kể chuyện và truyền cảm hứng qua con chữ' - nhà văn Đông Tây chia sẻ.

Viết văn giống như nấu ăn, mùi thơm món ăn ngon sẽ lan sang hàng xóm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar