03/11/2020 09:25 GMT+7

Nghệ sĩ Ánh Hoa: Lặng thầm trên phim, trong đời

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Ánh Hoa là người nghệ sĩ mà có thể khán giả không thể nhớ tên bà, nhưng gương mặt đôn hậu, ánh mắt u buồn của bà luôn khiến khán giả thương cảm với biết bao nhiêu vai người mẹ, vai bà ngoại, bà nội từ sân khấu đến màn ảnh.

Nghệ sĩ Ánh Hoa: Lặng thầm trên phim, trong đời - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Ánh Hoa (vai bà Hai Tích) và Thế Lữ (vai Kìm) trong phim Mùa len trâu - Ảnh: ĐPCC

Sau một cơn tai biến nặng, nghệ sĩ Ánh Hoa (sinh năm 1941) đã trút hơi thở cuối cùng lúc 12h15 ngày 1-11.

Đó là người nghệ sĩ mà có thể khán giả không thể nhớ tên bà, nhưng gương mặt đôn hậu, ánh mắt u buồn của bà luôn khiến khán giả thương cảm với biết bao nhiêu vai người mẹ, vai bà ngoại, bà nội từ sân khấu đến màn ảnh.

Xuất thân là con của nghệ sĩ cải lương, bà Ánh Hoa cũng nối nghiệp gia đình và sớm được làm đào, đảm nhận những vai mụ khi tuổi đời còn rất trẻ.

Nên duyên với "ông vua xàng xê" Minh Chí, bà tiếp tục lao vào nghiệp làm bầu để lèo lái gánh hát mang tên chồng. Sau 1975, vợ chồng bà cùng về công tác tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Nghệ sĩ Ánh Hoa: Lặng thầm trên phim, trong đời - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Ánh Hoa trong phim Mùi đu đủ xanh

Trân trọng mọi vai diễn được giao

Nếu bảo điểm lại những vai diễn nổi bật, ghi đậm dấu ấn của nghệ sĩ Ánh Hoa trong làng cải lương thì có lẽ rất khó. NSƯT Lê Thiện - phó giám đốc nhà hát lúc bấy giờ - chia sẻ: "Nghệ sĩ Ánh Hoa không có một sự nghiệp rực rỡ nhưng chị có độ bền.

Chị là người yêu nghề, hiền lành, nghiêm túc và đặc biệt luôn trân trọng những cơ hội được giao dù lớn dù nhỏ. Chính vì vậy nên với một vai diễn có thể nhiều người diễn được nhưng đạo diễn sẽ luôn nhớ và ưu tiên mời chị".

Bà Nguyễn Thị Nở, em ruột nghệ sĩ Ánh Hoa, kể hồi về Nhà hát Trần Hữu Trang, vợ chồng bà Ánh Hoa - Minh Chí sống ở cầu Chữ Y. Cuộc sống khó khăn nên bà lùi lại bán cơm tấm để chồng được hát. Bữa nào vợ chồng cùng có cơ hội diễn, họ ghém cơm vô cà mèn rồi cứ thế lội bộ từ cầu Chữ Y ra rạp Hưng Đạo để hát.

Cần mẫn vậy nhưng cuộc đời dường như không ưu ái với bà, lần lượt chồng và bốn người con qua đời vì bệnh nan y. Tài sản duy nhất là căn nhà cũng phải bán đi để trang trải nợ nần. Bà Ánh Hoa và gia đình em út là bà Nở trôi dạt khắp Sài Gòn với hơn chục lần mướn nhà.

Chắc có lẽ khó đếm hết những vai bà mẹ của nghệ sĩ Ánh Hoa trên màn ảnh. Bà đã trôi qua ký ức của bao khán giả mộ điệu nghệ thuật, để khi bắt gặp hình ảnh bà ở đâu đó người ta sẽ thốt lên: "Cô này hay đóng mấy vai tội tội nè!".

Người phụ nữ đó không chỉ lặng thầm trên phim mà trên phim trường cùng với các em, các cháu bà cũng rất lặng lẽ. NSƯT Mỹ Uyên, từng đóng chung với bà trong phim Trúng số, nói: "Má Ánh Hoa cực kỳ hiền.

Ở hậu trường mọi người rộn ràng, đùa giỡn nhau, má ngồi im im. Ai chọc má, má chỉ cười. Có bữa quay xong tôi chạy xe ra về, thấy má đứng xớ rớ đầu đường tôi hỏi: "Đợi gì đó má?", má cười hiền nói má kiếm xe ôm về nhà. Tôi la lên: "Trời ơi, sao không kêu con chở về cho", má nói: "Vậy hả, được không con?". Tánh má sợ làm phiền người khác lắm!".

Nghệ sĩ Ánh Hoa: Lặng thầm trên phim, trong đời - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Hồng Sáp đến chia tay người bạn diễn cùng thời trong tang lễ chiều 2-11 - Ảnh: NHẬT THỊNH

Nỗi buồn vận vào phim

Đạo diễn Xuân Phước là người luôn ưu tiên mời nghệ sĩ Ánh Hoa vào vai bà mẹ trên phim của mình.

Anh bàng hoàng khi nghe tin bà qua đời vì cách đây khoảng một tháng, anh vừa mời bà quay quảng cáo. Với anh, nghệ sĩ Ánh Hoa có đôi mắt đầy xúc cảm, 90% vai diễn của bà là nhân vật đau khổ. Bởi ánh mắt ấy dường như lúc nào cũng có niềm đau, sự cam chịu...

Xuân Phước xúc động nói: "Tôi biết ở tuổi này má còn phải làm việc để tự nuôi sống bản thân nhưng má rất tự trọng. Chưa bao giờ má nhắn gửi kêu có phim gì thì gọi má. Nhưng má luôn là lựa chọn số 1 của tôi.

Đã mời má là yên tâm, đến phim trường y bon giờ giấc, hòa đồng với bạn diễn, không tỏ ra mình là người lớn. Quay đến khi nào đạo diễn bảo hết vai mới về chứ không hối. Nhớ một lần xế chiều là vai má đã xong, tôi lu bu công việc không để ý, đến tối đi qua một góc phim trường thấy má nằm ngủ chèo queo.

Tôi hết hồn kêu anh em mời má về, mình lỡ quên không nói hết vai vậy là má cứ chờ, hình ảnh đó cứ làm mình ray rứt và thương hoài...".

Tang lễ của nghệ sĩ Ánh Hoa được tổ chức tại căn nhà thuê trong con hẻm nép dưới chân cầu đường Trần Xuân Soạn. Bà Nở nhìn xa xôi ứa nước mắt: "Tới lúc đi mà chỉ cũng lặng lẽ đi một mình không ai hay.

Hồi còn sống, cứ 4h30 chỉ thức dậy tụng kinh, rồi pha ly cà phê cúng chồng. Nhang tàn, chỉ ngồi uống cà phê rồi tâm sự với tấm hình của ảnh. Rồi chỉ bật tivi lên, coi phim một mình... Giờ chỉ đi, chắc gặp ảnh và mấy đứa con rồi, hổng chừng vậy chỉ sẽ vui hơn!"...

Chân thật và mộc mạc

Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh của phim Mùa len trâu chia sẻ trên trang cá nhân: Nét mặt, cung cách từ tốn, giản dị và vóc dáng nhỏ bé của chị Ánh Hoa đã làm cho tôi cảm thấy mến chị từ khi gặp nhau lần đầu...

Sự cộng tác của chị không những chỉ là một may mắn cho phim Mùa len trâu có được những diễn xuất chân thật và mộc mạc mà còn là một dịp để mình biết về một con người và một cách sống. Chị không quản ngại những cảnh dầm mưa dãi nắng từ hừng sáng cho đến đêm khuya...

Nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm: Trong phim Mùi đu đủ xanh, bà đóng vai một người giúp việc già cho một gia đình trung lưu ở Sài Gòn trước năm 1954, người trực tiếp hướng dẫn cho cô bé Mùi lúc mới từ quê lên phố.

Dáng điệu tần tảo của bà, giọng nói đặc sệt miền quê, cách hướng dẫn nấu nướng tỉ mẩn và phân chia thức ăn bàn trên, bàn dưới, phần thừa lại cho người giúp việc... qua giọng thoại của Ánh Hoa vang lên vừa chân chất, dung dị vừa đầy tin cậy của một người xuất xứ từ miền quê Nam Bộ.

Trong phim Mùa len trâu sau đó gần một thập niên, Ánh Hoa tiếp tục đóng một vai phụ đáng nhớ khác. Và có lẽ hiếm diễn viên phụ nào diễn ra được cái chất bộc trực, tấm lòng bao dung của một người phụ nữ miền Tây sông nước như bà.

Nghệ sĩ Ánh Hoa qua đời

TTO - Nghệ sĩ Ánh Hoa - gương mặt quen thuộc trong nhiều tác phẩm sân khấu và truyền hình, điện ảnh - vừa qua đời lúc 12h ngày 1-11 tại nhà riêng ở quận 7, TP.HCM, theo thông tin từ bà Nguyễn Thị Nở - em ruột nghệ sĩ.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, hào hứng khoe món ăn mẹ anh nấu đãi mọi người với cái tên ngộ ngộ: bún súng hải sản.

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar