13/05/2025 19:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn? - Ảnh 1.

Phát hiện này đến từ các nhà khoa học Hà Lan, hé lộ những hiểu biết mới về quá trình "bốc hơi" của các thiên thể như hố đen và sao neutron - Ảnh: AI

Trong một nghiên cứu vừa được công bố, nhóm nhà khoa học tại Đại học Radboud (Hà Lan) cho rằng thời điểm mà vũ trụ bước vào "bóng đêm vĩnh cửu" có thể đến sớm hơn rất nhiều so với suy đoán trước đây của giới khoa học.

Cụ thể, nhóm ước tính vũ trụ sẽ hoàn toàn không còn ánh sáng trong 10⁷⁸ năm nữa. Trước đó, các mô hình lý thuyết từng đưa ra con số gấp hơn 10¹¹⁰⁰ lần, tức một khoảng thời gian dài đến mức khó hình dung.

Nghiên cứu này dựa trên hiện tượng bức xạ Hawking, lý thuyết nổi tiếng do nhà vật lý học Stephen Hawking đề xuất từ năm 1975. Theo đó, ngay cả những hố đen, vốn được xem là "bẫy tử thần" trong vũ trụ cũng có thể bốc hơi và biến mất theo thời gian.

Cơ chế này dựa trên một hiện tượng lượng tử kỳ lạ: các cặp phản hạt xuất hiện từ năng lượng nền của chân không có thể "bật lên" tại ranh giới hố đen. Một hạt rơi vào, hạt còn lại thoát ra ngoài, tạo thành bức xạ. Quá trình này khiến hố đen mất dần khối lượng và năng lượng quay.

Điều đáng chú ý là nghiên cứu mới mở rộng phạm vi này không chỉ cho hố đen, mà áp dụng cho mọi thiên thể có trường hấp dẫn, bao gồm cả những lõi siêu đặc còn sót lại sau khi sao nổ siêu tân tinh như sao neutron.

Giáo sư Walter van Suijlekom, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng thời gian để một thiên thể bốc hơi chỉ phụ thuộc vào mật độ của nó. Thật bất ngờ khi sao neutron và hố đen khối lượng trung bình lại mất thời gian gần như tương đương nhau: khoảng 10⁶⁷ năm để tan biến".

Dù có trường hấp dẫn mạnh hơn rất nhiều, hố đen lại không "bốc hơi" nhanh như kỳ vọng. Nhà vật lý Michael Wondrak giải thích: "Khác với sao neutron có bề mặt rõ ràng, hố đen không có bề mặt. Chúng có khả năng hấp thu lại chính phần bức xạ mà chúng phát ra, và điều này làm chậm quá trình biến mất".

Nghiên cứu của Đại học Radboud mở ra cách nhìn mới về tương lai rất xa của vũ trụ thời điểm mà mọi vì sao đều tắt, mọi hố đen và thiên thể đều tan rã, để lại một không gian hoàn toàn trống rỗng và tối đen.

Dù con người còn hàng tỉ tỉ năm nữa để tồn tại và phát triển, những hiểu biết này giúp chúng ta hình dung được "ngày tận cùng của mọi thứ" sẽ ra sao, đồng thời góp phần làm sáng tỏ một trong những bí ẩn lớn nhất của vật lý hiện đại: liệu bức xạ Hawking có thật hay không?

Khoa học đã tìm thấy nửa vật chất 'mất tích' trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học có thể đã tìm ra manh mối về nơi ẩn náu của phần vật chất 'mất tích' trong vũ trụ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tỉnh Lạng Sơn chính thức đón bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và gia nhập mạng lưới 229 công viên thuộc 50 quốc gia.

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Nếu tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' 2024 YR4 đụng trúng Mặt trăng vào 7 năm nữa, các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh đang quay quanh Trái đất.

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Các nhà khoa học đã phát triển một xét nghiệm giúp xác định những phụ nữ có nguy cơ sẩy thai cao, mở đường cho các phương pháp điều trị mới nhằm ngăn ngừa sự cố thương tâm này.

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Người dân sống tại sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama, ở miền bắc Chile, bất ngờ trước cảnh tượng ngoạn mục khi tuyết phủ trắng khu vực này chỉ sau một đêm.

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các đợt sóng nhiệt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu ở thanh thiếu niên.

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Vũ trụ thuở sơ khai có ánh sáng hay là đêm đen?

Ánh sáng hiện diện khắp nơi trong vũ trụ, nhưng liệu nó có xuất hiện ngay sau vụ nổ Big Bang?

Vũ trụ thuở sơ khai có ánh sáng hay là đêm đen?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar