21/06/2016 18:33 GMT+7

​Ngẩn ngơ những cuốn sách vàng thời Nguyễn

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TTO - Triển lãm Bảo vật hoàng cung - kim sách triều Nguyễn (1802-1945) đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khiến người xem không khỏi ngỡ ngàng.


Sách vàng và ấn vàng thời Hàm Nghi dâng tôn bà nội của vua Tự Đức là Từ Dụ (Dũ) thái hoàng thái hậu - Ảnh: THÁI LỘC - Ảnh: THÁI LỘC

Đây là lần đầu tiên người thời nay được dịp nhìn tận mắt những báu vật mà nhiều đời trước, kể cả giới quan lại cũng khó có thể nhìn thấy được.

Chỉ mỗi một hiện vật trong số ấy đều xứng đáng là bảo vật quốc gia, không chỉ ở giá trị văn hóa lịch sử, mà còn ở mặt mỹ thuật và kỹ thuật chế tác, là sản phẩm đỉnh cao trong số nghề truyền thống của cha ông.

Có 22 quyển sách vàng và 10 ấn vàng triển lãm lần này. Đó là những cuốn sách vàng, sách bạc mạ vàng, dùng để ghi lại những sự kiện, lễ nghi quan trọng của triều đình. Kèm theo đó là những chiếc ấn vàng vô cùng độc đáo và quý hiếm; hai chiếc hộp đựng sách vàng và bằng bạc.

Theo website của Bộ VH-TT&DL, con số nói trên chỉ là một phần trong bộ sưu tập 93 cuốn sách vàng của 13 vua thời Nguyễn mà Bảo tàng Lịch sử VN đang lưu giữ. Đây là khối tài sản quý báu của quốc gia, dù trải qua biết bao nhiêu biến thiên của lịch sử, vẫn may mắn còn được lưu giữ lại cho hậu thế.

Triển lãm dự kiến kéo dài đến đầu tháng 8-2016.

TTO giới thiệu một số hình ảnh những hiện vật quý giá:

Sách vàng, niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806). Hoàng đế Gia Long ca tụng công đức và truy dâng tôn hiệu cho chúa Nguyễn Hoàng là Triệu Cơ Thủy Thống Khâm Minh Cung Ý Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ hoàng đế, miếu hiệu là Thái Tổ (Gia Dụ hoàng đế). Sách gồm 5 tờ, 2 tờ bìa trước và sau trang trí hình rồng mây. 3 tờ trong khắc sách văn - Ảnh: THÁI LỘC
Sách vàng năm 1816, hoàng đế Gia Long lập hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm làm hoàng thái tử vào ngày 11-6 năm Bính Tý (1816) - Ảnh: THÁI LỘC
Sách vàng Đế hệ thi, năm 1823, hoàng đế Minh Mạng định ra 20 chữ bộ “nhật” ban tên những người kế nghiệp đế để đặt theo hình thức song danh - Ảnh: THÁI LỘC

Những sách vàng và ấn vàng quý giá đang được trưng bày - Ảnh: THÁI LỘC

Ấn vàng Chính hậu chi bảo, năm 1836 Minh Mạng cho đúc cùng sách vàng truy phong Chiêu nghi Hồ Thị Hoa (mẹ vua Thiệu Trị) làm Thần phi - Ảnh: THÁI LỘC
Sách vàng năm 1802, hoàng đế Gia Long ca tụng công đức và tấn tôn thân mẫu là Quốc mẫu vương Thái phi Nguyễn Thị Hoàn làm Vương thái hậu - Ảnh: THÁI LỘC
Ngẩn ngơ với những sách và ấn vàng quý giá - Ảnh: THÁI LỘC
Ấn vàng Hoàng thái tử bảo, năm 1816, Gia Long đúc cùng kim sách lập hoàng thái tử Nguyễn Phúc Đảm - Ảnh: THÁI LỘC
Sách vàng năm 1885, vua Hàm Nghi vâng theo di chiếu của hoàng đế Tự Đức dâng tôn hiệu cho hoàng tổ mẫu (bà nội) làm Từ Dụ (Dũ) thái hoàng thái hậu - Ảnh: THÁI LỘC
Hộp đựng sách vàng - Ảnh: THÁI LỘC
THÁI LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar