06/11/2023 12:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngăn bạo lực học đường từ những phiên tòa giả định

Hàng ngàn học sinh trung học phổ thông tại huyện Bình Chánh và TP Thủ Đức (TP.HCM) được tham gia các phiên tòa giả định với chủ đề phòng chống bạo lực học đường.

Phiên tòa giả định với chủ đề phòng chống bạo lực học đường tại Trường THPT Bình Chiểu - Ảnh: ĐAN THUẦN

Phiên tòa giả định với chủ đề phòng chống bạo lực học đường tại Trường THPT Bình Chiểu - Ảnh: ĐAN THUẦN

Ngày 6-11, Tòa án nhân dân TP Thủ Đức phối hợp Trường THPT Bình Chiểu tổ chức phiên tòa giả định xét xử vụ án "cố ý gây thương tích", tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường cho hơn 1.900 học sinh.

Hồi chuông cảnh báo bạo lực học đường

Phiên tòa giả định xây dựng kịch bản về trường hợp hai nam sinh mâu thuẫn do va chạm trong lúc gửi xe đạp. Sau đó, một trong hai học sinh kể lại chuyện này cho anh ruột. Cho rằng em trai bị ức hiếp, người anh mang dao đến trường chém bạn của em gây thương tích 4%.

Qua xét xử, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo 1 năm tù về tội cố ý gây thương tích.

Theo bà Hà Thị Phương - phó hiệu trưởng Trường THPT Bình Chiểu, dù là phiên tòa giả định nhưng được thực hiện sát với thực tế, qua đó giúp các em học sinh hiểu thêm về diễn biến tại một phiên tòa cũng như quy định của pháp luật liên quan đến hành vi, cách cư xử giữa bạn bè với nhau.

"Thực tế trong trường từ đầu năm đến nay đã phải xử lý một vài trường hợp học sinh đánh nhau, tuy chưa có thương tích như nội dung phiên tòa nhưng đó cũng là hồi chuông cảnh báo.

Từ phiên tòa giả định, trường muốn các em hiểu nếu có vấn đề xích mích gì giữa bạn bè với nhau thì phải trình bày cho thầy cô, tuyệt đối không tự tiện lấy suy nghĩ cá nhân của mình để hành xử, có thể hành xử sai lầm dẫn đến vi phạm và sẽ bị xử lý", bà Phương nói.

Ban tổ chức giải đáp thắc mắc của học sinh Trường THPT Năng khiếu TDTT huyện Bình Chánh sau phiên tòa giả định - Ảnh: KHẮC TUẤN

Ban tổ chức giải đáp thắc mắc của học sinh Trường THPT Năng khiếu TDTT huyện Bình Chánh sau phiên tòa giả định - Ảnh: KHẮC TUẤN

Tuyên truyền pháp luật lồng ghép hướng nghiệp

Cùng thời điểm, tại Trường THPT Năng khiếu TDTT huyện Bình Chánh, Tòa án nhân dân huyện này cũng tổ chức phiên tòa giả định chủ đề "bạo lực học đường" với sự tham gia của 1.400 học sinh.

Nội dung phiên tòa giả định dựa trên vụ án có thật được học sinh tái hiện lại qua tiểu phẩm ngắn. Theo đó, từ mâu thuẫn trên mạng xã hội, hai học sinh đánh nhau, thậm chí "huy động" thêm nhiều người khác, chuẩn bị hung khí và hẹn ra giải quyết. Hậu quả khiến một người trong nhóm bị chém gây thương tích và một người bị phạt 1 năm tù về tội cố ý gây thương tích.

Sau phiên tòa giả định, ban tổ chức đã tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các em học sinh thông qua các câu hỏi tương tác trực tiếp. 

Ngoài việc giải đáp thắc mắc về các nội dung liên quan đến pháp luật, ban tổ chức cũng dành nhiều thời gian trao đổi với các em học sinh có hứng thú, muốn tìm hiểu về ngành luật để có thể trở thành luật sư, thẩm phán… sau khi được theo dõi phiên tòa.

Phiên tòa giả định xét xử người nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên Facebook

Cùng ngày, Tòa án nhân dân TP Thủ Đức phối hợp Trường THPT Nguyễn Văn Tăng tổ chức phiên tòa giả định xét xử vụ án "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật Hình sự.

Theo nội dung vụ án, Đoàn Minh Mẫn (28 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) tạo lập Facebook "Minh Mẫn" với mục đích giao lưu kết nối bạn bè, sau đó tiếp cận và theo dõi các trang mạng phản động, chống phá của các thế lực thù địch...

Do thường xuyên theo dõi, tiếp cận, nghiên cứu những bài viết này nên tư tưởng của Mẫn bắt đầu bị tiêm nhiễm và Mẫn cho rằng những luận điệu, bài viết này là đúng.

Mẫn tải các bài viết, hình ảnh có nội dung xấu, bôi nhọ, xúc phạm các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về điện thoại rồi phát tán lên Facebook cá nhân kèm theo những lời chú thích mang tính chất công kích, kích động… Hành vi của Mẫn đã cấu thành tội phạm theo điều 331 Bộ luật Hình sự và bị tòa án tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù.

Phiên tòa giả định nhằm bổ sung kiến thức pháp luật, giúp học sinh nâng cao nhận thức trong việc sử dụng và tiếp cận môi trường mạng xã hội có chọn lọc.

Bạo lực học đường vẫn đang vùi dập biết bao đứa trẻ

Từ xưa nay vẫn có bạo lực học đường, nhưng gần đây một số vụ việc có mức độ bạo lực và cách hành xử rất đáng lo ngại! Đây là nhận định thẳng thắn của chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục bên hành lang Quốc hội vào sáng 30-10.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar