20/07/2023 12:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngăn AI thành con ngựa bất kham

Nhiều người cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) tốt hay xấu, thiện hay ác phụ thuộc vào cách con người sử dụng và quản lý nó. Nhưng quản lý AI như thế nào thì không phải câu hỏi dễ trả lời.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ trong cuộc họp về AI ngày 18-7 - Ảnh: Reuters

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ trong cuộc họp về AI ngày 18-7 - Ảnh: Reuters

Ngày 18-7, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) lần đầu tiên tổ chức phiên họp về mối đe dọa của AI với hòa bình và ổn định quốc tế. Tổng thư ký LHQ António Guterres ủng hộ thành lập một cơ quan quốc tế toàn cầu để giám sát công nghệ AI.

Không có biên giới

Các nhà ngoại giao và chuyên gia hàng đầu về AI đã trình bày trước Hội đồng Bảo an LHQ những rủi ro và đe dọa của công nghệ này bên cạnh các lợi ích khoa học và xã hội của nó. Họ cho biết vẫn còn nhiều điều chưa biết về AI, ngay cả khi nó đã có một quá trình phát triển thần tốc thời gian qua.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly, người chủ trì cuộc họp AI nói trên vì Anh giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng này, nhận định: "Không quốc gia nào không bị ảnh hưởng bởi AI. AI không có biên giới". Trong khi đó, ông Guterres cảnh báo AI có thể trở thành công cụ tiếp tay cho tội phạm, khủng bố và những ai có ý định gây ra "cái chết và sự hủy diệt, đau thương rộng khắp và tổn thương tâm lý sâu sắc ở quy mô không thể tưởng tượng được".

Theo báo New York Times, việc ra mắt ChatGPT vào năm ngoái - công cụ AI tạo sinh có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên - đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những thông tin sai lệch và thao túng.

Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, ông Trương Quân, mô tả AI là "con dao hai lưỡi". "AI tốt hay xấu, thiện hay ác phụ thuộc vào cách con người sử dụng và quản lý nó, cũng như phụ thuộc vào cách chúng ta cân bằng sự phát triển khoa học với an ninh" - ông Trương nói, đồng thời kêu gọi "ngăn chặn công nghệ này trở thành một con ngựa bất kham".

Giáo sư Rebecca Willett, giám đốc AI tại Viện khoa học dữ liệu thuộc ĐH Chicago, cho rằng liên quan đến quản lý AI, điều quan trọng là không được đánh mất sự giám sát của con người với công nghệ này. Bà tin là các hệ thống đó không hoàn toàn tự động và những người thiết kế ra chúng cần phải chịu trách nhiệm.

Nguồn: The Economist - Dữ liệu: BÌNH AN

Nguồn: The Economist - Dữ liệu: BÌNH AN

Cần cơ quan giám sát của LHQ

Tại cuộc họp, ông Jack Clark, người đồng sáng lập công ty nghiên cứu an toàn trí tuệ nhân tạo Anthropic, bày tỏ không tin tưởng vào việc để một số công ty công nghệ lớn đảm bảo an toàn cho những hệ thống mà chúng ta chưa hiểu rõ. Do đó, ông cho rằng các công ty tư nhân không nên là lực lượng sáng tạo và quản lý duy nhất đối với AI. Theo ông, thế giới phải cùng nhau ngăn chặn việc lạm dụng công nghệ này.

Câu hỏi đặt ra là phải quản lý AI thế nào cho thích hợp? Theo Hãng tin Reuters, ông António Guterres đã ủng hộ đề nghị của một số nước về việc thành lập một cơ quan mới của LHQ "để hỗ trợ các nỗ lực tập thể nhằm quản lý công nghệ đặc biệt".

Theo ông Guterres, cơ quan này nên đóng vai trò điều chỉnh, giám sát và thực thi các quy định về AI, giống như cách làm của các cơ quan giám sát hàng không (Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO), khí hậu (Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu - IPCC) và năng lượng hạt nhân (Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế - IAEA). Tuy nhiên, báo New York Times nhận định triển vọng về việc đưa ra nghị quyết ràng buộc về mặt pháp lý liên quan quản lý AI vẫn còn xa vời.

Quản lý AI trong quân sự

Việc quân đội các nước sử dụng vũ khí tự động trên chiến trường hoặc cho mục đích ám sát cũng được nêu lên tại cuộc họp trên của LHQ. Năm 2020, Israel được cho là đã đưa robot AI (điều khiển qua vệ tinh) đến Iran để ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran Mohsen Fakhrizadeh. Ông Guterres nói LHQ phải đưa ra một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý vào năm 2026 về cấm sử dụng AI trong các vũ khí tự động dùng cho chiến tranh. "Các ứng dụng AI trong quân sự và phi quân sự đều có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh toàn cầu" - ông António Guterres nói.

Ông Putin nói AI bây giờ quan trọng như nguyên tử, tên lửa thời Liên Xô

Ngày 19-7, CEO ngân hàng Nga Sberbank thông báo với Tổng thống Putin nhà băng này đang kiếm được khoảng 3 tỉ USD mỗi năm từ trí tuệ nhân tạo (AI).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Các vị trí liên quan đến AI đã trở thành 'miếng bánh thơm' trên thị trường việc làm Trung Quốc, ra trường có việc ngay.

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Cùng một món hàng nhưng vì sao trên máy mỗi người thấy một giá?

Dựa trên hành vi, thiết bị và lịch sử mua sắm, thuật toán cá nhân hóa hiện nay không chỉ quyết định thứ bạn nhìn thấy, mà còn kiểm soát cả giá thành những món hàng mà bạn mua.

Cùng một món hàng nhưng vì sao trên máy mỗi người thấy một giá?

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Pearson và Google Cloud bắt tay phát triển các công cụ hỗ trợ AI dành cho ngành giáo dục.

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar