27/01/2018 09:20 GMT+7

Ngắm trăng xanh, siêu trăng, trăng máu cùng một ngày

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Sau hơn 150 năm, ba sự kiện thiên văn kỳ thú sẽ cùng xảy ra vào đêm 31-1 tới.

Ngắm trăng xanh, siêu trăng, trăng máu cùng một ngày - Ảnh 1.

Siêu trăng hiện ra phía sau ngọn đồi Glastonbury (Anh) năm 2015 - Ảnh: Getty Images

Nếu diễn ra riêng lẻ, trăng xanh, siêu trăng, nguyệt thực hoàn toàn không lạ lẫm với chúng ta, nhưng có thể ngắm "3 trong 1" thì vô cùng hiếm.

"3 trong 1" 

Vào 13h30 giờ quốc tế, tức khoảng 20h30 giờ Việt Nam ngày 31-1, trăng sẽ tròn lần thứ 2 trong tháng dương lịch (trăng xanh), tiến đến điểm gần nhất với Trái đất trên quỹ đạo quay của Mặt trăng và sáng hơn 14% so với thông thường (siêu trăng), và đi vào vùng bóng của Trái đất (nguyệt thực toàn phần).

NASA gọi hiện tượng hiếm gặp tối 31-1 sắp tới là "Super Blood Blue Moon", ghép từ tên gọi của 3 hiện tượng trên.

Những vùng không thể nhìn thấy hiện tượng này trên thế giới bao gồm Nam Mỹ, phía Đông của Bắc Mỹ, châu Phi và phần lớn châu Âu vì lúc này đang là ban ngày.

Những khu vực còn lại đều có khả năng quan sát hiện tượng này, nhưng tùy vào múi giờ sẽ thấy được nhiều ít khác nhau.

Riêng với những người dân Bắc Mỹ, đây là lần đầu tiên hơn 150 năm kể từ lần gần nhất ngày 31-3-1866, 3 sự kiện thiên văn thú vị liên quan tới mặt trăng trùng nhau.

Vì sao lại hiếm?

Ngắm trăng xanh, siêu trăng, trăng máu cùng một ngày - Ảnh 2.

Nguyệt thực toàn phần hay còn gọi với tên trăng máu là hiện tượng luôn được những người yêu thiên văn chờ đợi - Ảnh: Getty Images

Tạp chí Forbes đã tính toán tần suất các sự kiện để đưa ra tỉ lệ diễn ra hiện tượng "3 trong 1" trên.  

Trăng máu là hiện tượng mặt trăng trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi đó nhìn mặt trăng dần chuyển sang màu đỏ. Màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển Trái đất, sau đó bị biến thành màu đỏ khi nhìn bằng mắt người. Điều này cũng tựa như màu đỏ của bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn.

Theo thống kê từ năm 2000 TCN đến năm 3000, Trái đất chứng kiến 3.479 lần nguyệt thực toàn phần, với tỉ lệ 1 lần trong 18 lần trăng tròn, tỉ lệ khoảng 5,6%.

Siêu trăng là hiện tượng trăng sáng hơn mức bình thường do vị trí giữa Mặt trăng và Trái đất gần nhất trên quỹ đạo chuyển động của nó.

Vị trí xa nhất của Mặt trăng và Trái đất là khoảng 406.700km trong khi đó gần nhất là 356.400km. Tuy nhiên thường khi vị trí giữa Mặt trăng và Trái đất gần hơn 359.000km, người ta sẽ gọi là siêu trăng.

Ngoài ra, siêu trăng đi liên tiếp 3 lần vì mối quan hệ phức tạp giữa Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời về quỹ đạo chuyển động. Điển hình, lần siêu trăng sắp tới đến sau 2 lần mới đây vào ngày 3-12-2017 và 2-1-2018.

Ước tính khoảng 25% lần trăng rằm là siêu trăng.

Trăng xanh là tên gọi đặt cho hiện tượng 2 lần trăng rằm trong 1 tháng dương lịch. Một pha mặt trăng (từ trăng khuyết đến trăng tròn) là khoảng 29,53 ngày. Do đó chỉ khi trăng tròn đầu tiên rơi vào ngày 1 hoặc ngày 2 của tháng dương lịch thì đợt trăng tròn tiếp theo sẽ rơi vào ngày 30, 31 cùng tháng.

Điều thú vị nằm ở chỗ tuy gọi là trăng xanh nhưng thực tế mặt trăng không chuyển sáng màu xanh.

Trăng xanh diễn ra khoảng 7 lần trong 19 năm (gần giống với năm nhuận âm lịch). Một lần trăng rằm thêm này xảy ra lần gần nhất vào ngày 31-7-2015 và lần tới sẽ xảy ra vào 31-10-2020. Theo thống kê, chỉ chỉ 3% số lần trăng tròn có thể là trăng xanh.

Nhẩm tính lại, tạp chí Forbes rút ra kết luận:

Trăng xanh: 3% số lần trăng rằm.

Siêu trăng: 25% số lần trăng rằm.

Nguyệt thực toàn phần: 5,6% số lần trăng rằm.

Điều đó có nghĩa là trên lý thuyết, tỉ lệ xảy ra 3 hiện tượng cùng lúc là 0,042% lần trăng rằm, đồng nghĩa 2.380 lần trăng tròn mới có, tức khoảng 265 năm 1 lần.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar