14/11/2016 18:54 GMT+7

Hình ảnh siêu trăng xuất hiện tại Việt Nam

T.THẮNG
T.THẮNG

TTO - Khoảng 18g45 tối nay, tại TP.HCM, nhiều người dân, nhất là giới nhiếp ảnh đã bắt đầu đổ lên cầu Thủ Thiêm háo hức ngắm Mặt trăng đang vào thời khắc gần Trái đất nhất trong vòng 68 năm qua.

Hình ảnh mặt trăng lúc 18g45 phút - Ảnh: Thuận Thắng

Theo dự đoán, trăng tròn vào tối 14-11 sẽ lớn hơn bình thường, với diện tích lớn hơn khoảng 30%, độ sáng cũng lớn hơn khoảng 30%, được giới thiên văn học gọi là siêu trăng. Tuy nhiên với mắt thường quan sát thì khó nhận thấy sự khác biệt của siêu trăng.

Từ khoảng 18g45, tại TP.HCM, nhiều người dân và nhất là giới nhiếp ảnh đã bắt đầu đổ lên cầu Thủ Thiêm, Bến Bạch Đằng, cầu Mống, bờ sông quận 2 để chờ chứng kiến hiện tượng siêu trăng hiếm có này.

Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng đang tích cực lùng các góc để tìm chủ thể làm tiền cảnh chụp cho được những bức ảnh về mặt trăng lớn nhất kể từ 68 năm nay.

Dọc đường Tôn Đức Thắng cạnh bờ sông Sài Gòn, lượng người dân và giới nhiếp ảnh cũng tụ tập đông không kém.

Giới trẻ TP.HCM ngắm siêu trăng tại bến tàu Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Giới trẻ TP.HCM ngắm siêu trăng tại bến tàu Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Tuy nhiên, đám đông cũng nhanh chóng tản ra khi không thấy sự khác biệt của siêu trăng. Một số người chụp ảnh bỏ cuộc sớm vì chụp trăng quá khó. Tiêu cự ống kính phải trên 300mm mới cho hiệu ứng hình ảnh trăng to và thấy rõ hình dáng trên bề mặt trăng.

Khoảng 20g siêu trăng lơ lửng trên đỉnh nhà thờ Đức Bà, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Bạn trẻ dùng điện thoại chụp lại hình ảnh siêu trăng - Ảnh: Hữu Khoa
Siêu trăng nhìn từ cảng Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Thời điểm trăng gần trái đất cũng là thời điểm trăng lên khá cao ở Việt Nam nên việc chụp ảnh khó khăn hơn khi không có tiền cảnh làm sinh động bức hình. Một số báo và trang mạng đã đưa tin khá đậm về hiện tượng siêu trăng nhưng thực tế đã làm nhiều người thất vọng.

Bạn Nguyễn Tuấn Hùng sinh viên trường ĐH Bách Khoa cùng nhóm bạn đi ngắm siêu trăng chia sẻ: "Trời Sài Gòn đẹp nên trăng rất sáng, còn mình không cảm nhận được trăng to hơn bình thường. Mình và nhóm bạn nhìn một chút là thấy chán".  

Hình ảnh siêu trăng thời điểm gần trái đất nhất lúc 20g52 tại TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Hình ảnh siêu trăng lúc 19g40 trên nóc tòa nhà Bitexco TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Trăng tròn thông thường (trái) so với trăng tại cận điểm/siêu trăng - Ảnh: do Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cung cấp
Các nhiếp ảnh gia đang chọn vị trí tốt để chụp siêu trăng - Ảnh: Thuận Thắng
Hiện tượng siêu trăng thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và giới nhiếp ảnh - Ảnh: Thuận Thắng
T.THẮNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar