10/12/2022 09:11 GMT+7

Ngắm những làng quê xinh đẹp đã mất trong tranh của họa sĩ khóa kháng chiến Ngô Minh Cầu

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Tranh của Ngô Minh Cầu trả lại cho chúng ta trong cuộc sống quay cuồng hôm nay những xúc cảm dịu dàng trước cái đẹp của làng bản, phố phường xưa, những xúc cảm ‘nuôi nấng hồn dân tộc’, chỉ bằng ‘cõi lòng người cầm bút chân thành với cuộc sống’.

Ngắm những làng quê xinh đẹp đã mất trong tranh của họa sĩ khóa kháng chiến Ngô Minh Cầu - Ảnh 1.

Khách tham quan triển lãm tranh của Ngô Minh Cầu - Ảnh: T.ĐIỂU

Giữa sôi động của đời sống mỹ thuật đương đại nhiều cuống quýt đổi mới, phá cách, đôi khi tới vật vã, cắt cứa mà vẫn khó rung động được con người, triển lãm Ngô Minh Cầu - Cách nhìn phong cách đặc biệt đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tới hết ngày 12-12 là một nơi rất đáng dừng chân để tìm về cái chân của mỹ thuật và tìm về những xúc cảm sáng trong và cả tiếc nhớ trước cái đẹp quá vãng của cảnh và người Việt từ nửa thế kỷ trước.

Lâu nay nhiều người vẫn tưởng Ngô Minh Cầu là họa sĩ tranh lụa, rất giỏi về lụa, người được tin tưởng giao "trọng trách" chép lại những bức tranh lụa của các danh họa Việt Nam để làm quà tặng cho khách quý nước ngoài. 

Nhưng Ngô Minh Cầu còn rất tài năng ở tranh sơn mài, sơn dầu và màu nước. Triển lãm này phần nhiều là những sáng tác thuộc ba mảng này, trong các bộ sưu tập ở Hà Nội và TP.HCM và từ lưu trữ của gia đình.

Triển lãm và cuốn sách cùng tên để kỷ niệm tròn 30 năm triển lãm cá nhân đầu tiên của Ngô Minh Cầu và tưởng nhớ 95 năm sinh của ông.

Ngắm những làng quê xinh đẹp đã mất trong tranh của họa sĩ khóa kháng chiến Ngô Minh Cầu - Ảnh 2.

Một khung cảnh nông thôn thân thương ngày mùa trong tranh của Ngô Minh Cầu

Với những "tôi sinh ra ở nông thôn, mẹ tôi là nông dân", hoặc thậm chí chỉ là những người yêu cái đẹp sáng trong thì triển lãm thực sự là một dòng suối tưới lại những khô cằn. Ở đó, người xem hôm nay được gặp lại những cái đẹp lay động đã quá vãng của cảnh và người từ miền núi Tây Bắc đến đồng quê Bắc Bộ cho tới phố cổ cảng biển.

Người xem được ngược thời gian thăm lại cảnh các chị nông dân quây quần đập lúa trong sân chùa làng, cảnh dập dìu gánh gồng ngày mùa vui thôn xóm, cảnh bến đò làng gốm Thổ Hà nhộn nhịp thuyền bè, thăm ngôi làng cổ vùng Bắc Bộ với cây cầu ngói cong cong nối những xóm làng tươi vui, cổng làng Mía ở Sơn Tây cổ kính dẫn vào những đường làng quanh co có các chị các mẹ gánh gồng những gánh nuôi nấng.

Lại xem những đàn ông, đàn bà Thái đang bừa tập thể trên cánh đồng đợi những mùa vui; ngắm buổi trưa nhộn nhịp tan đồng của các cô trên đường làng Cam Đà lô xô mái tranh; ngôi chùa Trấn Quốc cổ kính, trầm mặc mà điểm vui vì bóng áo dài xanh, đỏ thanh tân của những cô gái Hà Nội đi lễ chùa, quấn quýt bên sư cô ngồi rửa thúng rau bên cầu ao chùa… hay cảnh phơi chăn, đập lúa, mắc mo cửi, tắm suối nơi bản làng Tây Bắc…

Ngắm những làng quê xinh đẹp đã mất trong tranh của họa sĩ khóa kháng chiến Ngô Minh Cầu - Ảnh 3.

Tranh sơn mài Tắm giếng đêm trăng của Ngô Minh Cầu trong triển lãm

Tranh của ông cho thấy tạo hình bậc thầy, ông kỹ lưỡng từ những bức ký họa chân dung, chỉn chu đến từng chi tiết, khiến có thể xem như một bức tranh.

Và hơn hết là tình cảm, là "cõi lòng người cầm bút chân thành với cuộc sống", thứ thực sự làm ta rung động ở những tài năng. Người và cảnh trong tranh của ông thật đẹp, cái đẹp dịu dàng và mát lành.

Ngô Minh Cầu thuộc thế hệ họa sĩ khóa kháng chiến, do họa sĩ Tô Ngọc Vân đào tạo, với những họa sĩ tài danh như Nguyễn Trọng Kiệm, Ngô Mạnh Lân, Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu, Mai Long...

Ngắm những làng quê xinh đẹp đã mất trong tranh của họa sĩ khóa kháng chiến Ngô Minh Cầu - Ảnh 4.

Tranh sơn mài Mắc mo cửi của Ngô Minh Cầu trong triển lãm

Nhưng theo họa sĩ Đỗ Đức, Ngô Minh Cầu với đồng quê thôn bản gần với con người nhất, gần từ tạo hình, đến đề tài và bút pháp thể hiện.

"Nhìn những ký họa ông ghi chép thấy năng lực người vẽ, thấy lành và thấy cả cõi lòng người cầm bút chân thành như thế nào với cuộc sống… Tranh của ông cho thấy cảm xúc cuộc sống chảy vào từng khuôn vuông của giấy, của sơn, không ồn ào, không ảo, mà nó là những trong lành trước cuộc đời.

Tôi yêu những tác phẩm như thế. Nó chứa đựng tâm thành và truyền cảm tới người xem những cảm xúc yêu thương gắn bó tình người", họa sĩ Đỗ Đức đặc biệt xúc động trước "phòng tranh của lớp đàn anh đã thành di sản".

Họa sĩ Ngô Minh Cầu qua đời

TT - Do tuổi già sức yếu, họa sĩ Ngô Minh Cầu đã mất lúc 7h30 ngày 11-10-2009, hưởng thọ 83 tuổi.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar