09/09/2014 07:20 GMT+7

​Nên buộc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen

TRẦN HỮU HIỆP  (vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ)
TRẦN HỮU HIỆP (vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ)

TT - Có thêm những ý kiến ủng hộ việc cho phép trồng giống cây biến đổi gen nhằm có nguồn thay thế nhập khẩu.

Nhiều ý kiến đề nghị nên buộc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen trước khi đưa ra thị trường. Trong ảnh: bắp sống các loại được bày bán trên đường Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Tuy nhiên, các chuyên gia đề nghị cần buộc dán nhãn trước khi đưa ra thị trường...

Việc Bộ NN&PTNT cấp giấy xác nhận bốn giống bắp biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và Bộ Tài nguyên - môi trường cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đã chính thức mở đường cho thực phẩm biến đổi gen vào VN.

Dư luận chung có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về “sự kiện mang tính lịch sử” này: ủng hộ và phản đối.

Ưu thế nổi trội

Cần phải thừa nhận giống cây trồng, vật nuôi biến đổi gen là thành tựu của công nghệ sinh học, giúp tăng đột biến năng suất, sản lượng sản phẩm. Từ góc nhìn kinh tế nông nghiệp, thành tựu này có thể giải nhiều bài toán hóc búa, trong đó có chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng lực cạnh tranh nông sản Việt và thu nhập nông dân.

ĐBSCL đã từng chuyển trồng lúa sang trồng đậu nành, bông vải, mè, nuôi bò sữa... nhưng không thành công vì thiếu giải pháp đồng bộ. Ngoài yêu cầu phải rà soát quy hoạch, tổ chức sản xuất, gắn sản xuất với thị trường, yêu cầu giống mới với những ưu thế nổi trội hơn là rất quan trọng. Nhiều loại giống lúa, bắp, đậu nành truyền thống khó cạnh tranh về giá trước giống mới, đặc biệt là các loại sản phẩm sản xuất từ giống biến đổi gen được phép nhập khẩu vào nước ta.

Trên thế giới, các sản phẩm từ giống biến đổi gen đi từ đồng ruộng vào nhà người tiêu dùng đang gặp phải vấn đề về đảm bảo an toàn sinh học.

Hiện khoa học chưa có câu trả lời đảm bảo mức độ an toàn chắc chắn cho người, nên ngoài một số nước cho phép sử dụng hạn chế, phần lớn các nước “cấm cửa” khi ra thị trường.

Lâu nay chúng ta không chấp nhận sử dụng giống cây biến đổi gen, nhưng thực tế hàng chục triệu tấn thực phẩm biến đổi gen đã được nhập khẩu về VN mỗi năm. Đó không chỉ là điều đáng lo ngại ở góc độ sức khỏe cộng đồng, mà còn là thiệt thòi kinh tế, giảm sức cạnh tranh về giá cho các sản phẩm không biến đổi gen trong nước.

Hơn 2,2 triệu tấn bắp, 1,3 triệu tấn đậu tương, khoảng 3 triệu tấn bánh dầu đậu tương và bã bắp đã được nhập ngoại phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Theo đó là lượng ngoại tệ lớn phải trả chẳng thua kém kim ngạch xuất khẩu gạo hằng năm của nước ta. Hạt gạo bị cắn làm tám phần, con cá tra bị chặt làm nhiều khúc, trong đó giá thành được tạo nên từ thức ăn thủy sản được các nhà kinh tế chỉ ra chiếm đến hơn 70% giá thành con cá tra; làm cho ngành kinh tế quan trọng này của nước ta trở thành ngành gia công.

Thực trạng đó có nguyên nhân từ việc giống bắp, đậu nành biến đổi gen chưa được phép sử dụng, buộc nhà sản xuất phải nhập khẩu.

Cần kiểm soát nghiêm ngặt

Về lý thuyết, loại sản phẩm này chỉ được phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nhưng thật là thiệt thòi cho các sản phẩm không sử dụng biến đổi gen và lo ngại cho an toàn sinh học và sức khỏe cộng đồng, trong khi các cơ quan chức năng chưa có cơ chế công khai, minh bạch về kiểm soát sản phẩm này như việc bắt buộc dán nhãn sản phẩm cảnh báo “không dùng cho người” để người dân biết lựa chọn.

Việc các bộ chức năng áp dụng quy trình đánh giá, thẩm định kỹ lưỡng, khoa học cho các sản phẩm bắp biến đổi gen được cấp phép cũng như yêu cầu các công ty được phép sử dụng phải tổ chức quản lý, giám sát an toàn sinh học là cần thiết.

Nhưng đó mới là đầu vào sản xuất, cần phải tăng cường hậu kiểm chắc chắn để đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt đầu ra thị trường đối với thực phẩm biến đổi gen nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Một nhà sinh học, một bác sĩ bằng mắt thường và cảm nhận của người tiêu dùng không thể nào đảm bảo phân biệt được đâu là sản phẩm từ giống biến đổi gen.

Ai đảm bảo chắc chắn rằng bắp, đậu nành chỉ được phép dùng cho thức ăn chăn nuôi, thủy sản chứ không được chế biến thành sữa dùng cho người, làm quà bánh cho trẻ em? Khi nào khoa học chưa có một đảm bảo chắc chắn về an toàn sinh học, thì bài toán sức khỏe con người cần được xem là ưu tiên. Việc cho sử dụng hạn chế, có kiểm soát nghiêm ngặt các giống bắp, đậu nành biến đổi gen là rất cần, nhưng phải đồng thời nâng cao năng lực quản lý của cơ quan chuyên môn.

Câu chuyện giống bắp biến đổi gen được cấp phép không chỉ là chuyện kinh tế của người sản xuất mà còn là chuyện của người tiêu dùng, năng lực, trình độ của nhà quản lý và vấn đề pháp lý. Việc mở cửa cho lĩnh vực sinh học này cần được tiếp cận đa ngành và yêu cầu quản lý cao hơn thực tại rất nhiều. Cần có cơ chế pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, nghiêm ngặt và minh bạch hơn nữa cho việc quản lý sản phẩm từ giống biến đổi gen.

Ngành hạt giống trong nước sẽ gặp khó

Theo ông Trần Hồng Phúc - đại diện Công ty nông nghiệp Chánh Phong (Củ Chi, TP.HCM), rất nhiều công ty cung cấp cây giống trong nước đang phải “gồng mình” để cạnh tranh với các công ty nước ngoài, nếu chấp nhận phát triển cây biến đổi gen đồng nghĩa với việc công ty sản xuất giống cây và các nguồn giống khác trong nước sẽ gặp rủi ro. Giống cây biến đổi gen hiện nay mang tính độc quyền, nếu nhập hạt giống hay công nghệ sản xuất giống cây biến đổi gen đồng nghĩa với việc nhập các vật tư nông nghiệp kèm theo. Bên cạnh đó, trồng cây biến đổi gen có nguy cơ sẽ làm ảnh hưởng, đồng hóa bộ gen của cây trồng trong nước, khiến công tác nghiên cứu và phát triển giống cây trồng trong nước gặp khó.

Trong khi đó, đại diện một công ty chuyên sản xuất giống cây trồng tại TP.HCM cho rằng dù năng lực sản xuất hạt giống trong nước còn rất hạn chế nhưng không vì thế mà các công ty mặn mà với sản phẩm giống biến đổi gen. Các công ty trong nước hiện chỉ quen với quy trình sản xuất giống F1, hoặc lai tạo, nên việc áp dụng công nghệ sản xuất giống biến đổi gen tại VN sẽ gặp khó, hơn nữa nếu phân phối giống biến đổi gen cũng ít công ty mặn mà vì hoàn toàn phụ thuộc với nhiều rủi ro.

NGUYỄN TRÍ tổng hợp

TRẦN HỮU HIỆP (vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Du khách Nga đổ xô đến Việt Nam

Lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam tăng vọt, với mức tăng trưởng 139% trong 6 tháng đầu năm.

Du khách Nga đổ xô đến Việt Nam

Du lịch Việt Nam bùng nổ lượng khách quốc tế trong nửa đầu 2025

Việt Nam đón nhận làn sóng du khách quốc tế tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025, vượt xa kỳ vọng.

Du lịch Việt Nam bùng nổ lượng khách quốc tế trong nửa đầu 2025

Hàng không Việt Nam 'bung lụa'

Mùa hè 2025, ngành hàng không Việt Nam bước vào cao điểm với bức tranh sôi động và triển vọng sáng sủa hơn bao giờ hết.

Hàng không Việt Nam 'bung lụa'

Ông Trump: Thời hạn áp thuế 1-8 'không chắc chắn 100%'

Ngày 7-7 Tổng thống Trump nói có thể linh hoạt trong đàm phán thương mại với các quốc gia dù đe dọa áp thuế từ 1-8.

Ông Trump: Thời hạn áp thuế 1-8 'không chắc chắn 100%'

Bộ Xây dựng ủng hộ bổ sung quy hoạch xây sân bay quốc tế tại Ninh Bình

Bộ Xây dựng bày tỏ quan điểm ủng hộ đề xuất xây dựng sân bay quốc tế tại Ninh Bình theo đề xuất của Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường.

Bộ Xây dựng ủng hộ bổ sung quy hoạch xây sân bay quốc tế tại Ninh Bình

Nguồn cung ô tô dư thừa, đại lý xả hàng 'bán lỗ' để giảm tồn kho

Nhiều đại lý ô tô tại TP.HCM cho biết, thị trường xe trong tháng 7-2025 đang cạnh tranh khốc liệt.

Nguồn cung ô tô dư thừa, đại lý xả hàng 'bán lỗ' để giảm tồn kho
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar