08/09/2014 08:29 GMT+7

​Băn khoăn với thực phẩm biến đổi gen

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TT - Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) vừa cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho bắp biến đổi gen MON 89034.

Thời gian tới bắp biến đổi gen sẽ được trồng tại VN. Trong ảnh: nông dân huyện An Phú, tỉnh An Giang thu hoạch bắp lai - Ảnh: Đức Vịnh

Như vậy chỉ một thời gian ngắn nữa, giống bắp biến đổi gen sẽ được đưa ra thị trường. Dù cơ quan quản lý nhà nước khẳng định an toàn nhưng người dân vẫn băn khoăn...

Thực tế thực phẩm biến đổi gen đã được nhập khẩu về VN hàng chục năm nay với số lượng lên đến hàng triệu tấn mỗi năm, nhưng các cơ quan chức năng không kiểm soát và không công bố cho người dân biết để lựa chọn.

Sớm ra thị trường

Theo một số nhà khoa học, việc Bộ TN-MT cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho giống bắp biến đổi gen MON 89034 và trước đó Bộ NN&PTNT đã cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đối với bốn giống bắp biến đổi gen là NK 603, MON 89034 (của Công ty TNHH Dekalb VN, thuộc Tập đoàn Monsanto, Mỹ) và Bt 11, MIR 162 (thuộc Công ty TNHH Syngenta VN, doanh nghiệp có vốn Thụy Sĩ) cho thấy quá trình cấp phép để đưa hạt giống biến đổi gen vào VN đã hoàn tất. 

"Đa dạng sinh học nông nghiệp và môi trường kinh doanh hạt giống bắp lai biến đổi gen tùy thuộc rất lớn vào các văn kiện pháp lý và sự chuẩn bị cẩn thận của VN trong quá trình hội nhập quốc tế"

GS BÙI CHÍ BỬU  (nguyên viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuậtnông nghiệp miền Nam)

Như vậy, các công ty hạt giống chỉ cần thực hiện thêm một đợt khảo nghiệm nữa là có thể đưa các loại bắp biến đổi gen (GMO) ra thị trường VN. Ngoài giống bắp MON 89034 kể trên, ba giống bắp còn lại cũng đang được Bộ TN-MT xem xét cấp chứng nhận.

Một trong những nguyên nhân để các cơ quan chức năng VN hào hứng với giống cây trồng biến đổi gen là khả năng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ cao hơn so với cây trồng thông thường. Điều này mở ra cơ hội để VN tăng năng suất và sản lượng bắp trong nước, hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2013 VN đã nhập khẩu gần 2,2 triệu tấn bắp và 1,3 triệu tấn đậu tương, chưa kể trên 3 triệu tấn khô dầu đậu tương và bã bắp về phục vụ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

Cho tới nay VN là quốc gia thứ hai tại khu vực Đông Nam Á sau Philippines chấp nhận đưa hạt giống bắp biến đổi gen ra đồng ruộng. Trước đó, giống bắp MON 89034 đã được cấp phép tại bảy quốc gia gồm: Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Brazil, Argentina, Nam Phi và Honduras.

Một đại diện của Bộ TN-MT cho biết giống bắp biến đổi gen MON 89034 được cấp chứng nhận sau quá trình đánh giá, thẩm định kỹ lưỡng, khoa học của tổ chuyên gia và hội đồng an toàn sinh học theo đúng trình tự, thủ tục đã được quy định tại các văn bản quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền....

Tuy nhiên, bộ này cũng yêu cầu Công ty TNHH Dekalb VN phải tổ chức quản lý, giám sát an toàn sinh học định kỳ một lần/năm và báo cáo cơ quan chức năng nếu xảy ra sự cố...

Nhập “hàng” biến đổi gen từ lâu

Nhận xét về bước đi “mở cửa” cho sản phẩm biến đổi gen, các nhà khoa học, giới doanh nghiệp cho rằng tuyên bố việc đảm bảo an toàn trong cấp phép cho hạt giống biến đổi gen của cơ quan chức năng mang tính lý thuyết nhiều hơn. Bởi hàng chục năm qua VN đã nhập khẩu hàng triệu tấn bắp, đậu tương từ các quốc gia cho phép trồng cây giống biến đổi gen, thế nhưng khi ra thị trường hầu như không bị kiểm soát hay cảnh báo cho người tiêu dùng.

Ông Lê Bá Lịch, chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, cho biết có đến 90% bắp, đậu tương VN nhập khẩu từ các nước Mỹ, Brazil, Argentina, Ấn Độ. Trong đó, bắp và đậu tương biến đổi gen chiếm tới 80-90% sản lượng các mặt hàng này tại Mỹ, Brazil, Argentina...

“Cơ quan chức năng lấy gì đảm bảo là họ có thể kiểm soát được hàng nhập về có phải là giống biến đổi gen hay không, dù thời gian đó chúng ta chưa cho phép nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen” - ông Lịch thắc mắc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Dương - cục phó Cục Chăn nuôi - thừa nhận từ trước đến nay VN chưa kiểm soát vấn đề biến đổi gen trong các loại nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

Tuy nhiên, ông Dương cho rằng khi ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia thì người ta không đề cập đến quản lý vấn đề biến đổi gen trong chế biến thức ăn chăn nuôi nữa.

Ông Lê Bá Lịch thắc mắc: trong hơn 1 triệu tấn hạt đậu nành nhập về VN, mỗi năm sẽ ép ra 200.000-300.000 tấn dầu ăn, phần bã còn lại mới dành cho chăn nuôi. Một phần lớn dạng sữa đậu nành, đậu hũ, bột đậu nành hay đậu nành nguyên hạt đang bán tràn lan trên thị trường cũng lấy từ nguồn nhập khẩu do “đậu nành sản xuất trong nước không đủ làm đậu hũ”.

“Những thứ đó là thực phẩm dành cho con người hằng ngày mà theo quy định phải dán nhãn nếu có nguồn gốc biến đổi gen để người tiêu dùng biết mà lựa chọn. Tuy nhiên vừa qua đã có cơ quan nào công bố vấn đề này cho người dân biết đâu?” - ông Lịch đặt vấn đề.

Nhiều nước yêu cầu dán nhãn sản phẩm biến đổi gen

Tại Mỹ cũng như một số nước, thực phẩm biến đổi gen đang gây tranh cãi về việc dán nhãn để phân biệt với thực phẩm khác.

Tháng 11-2014, người dân bang Colorado (Mỹ) sẽ đi bỏ phiếu quyết định việc dán nhãn lên các sản phẩm biến đổi gen (GMO) sau khi hơn 170.000 người ký thỉnh nguyện đơn yêu cầu bỏ phiếu về vấn đề này. Nhiều bang khác cũng đã đề xuất quy định dán nhãn bắt buộc trong năm nay.

Những người ủng hộ việc dán nhãn GMO tại Mỹ cho rằng loại thực phẩm này chưa được chứng minh hoàn toàn an toàn, do vậy người tiêu dùng có quyền được biết mình đang ăn gì.

Các bang như New York, California, Oregon và Massachusetts đang vận động không ngừng cho việc dán nhãn GMO và Vermont trở thành bang đầu tiên áp dụng quy định này hồi đầu năm 2014.

Tuy nhiên đến nay chính quyền liên bang vẫn tỏ ra ngần ngại khi nhiều tổ chức lớn trên thế giới từ Tổ chức Y tế thế giới đến Viện hàn lâm Khoa học Đức đều khẳng định GMO là an toàn.

Trong khi các công ty thực phẩm kêu ca việc dán nhãn có làm tăng giá thành, nhiều ý kiến cho rằng đây là cách gián tiếp để loại bỏ GMO hay thậm chí sợ rằng nó sẽ ngăn sự phát triển của công nghệ sinh học được đánh giá có thể là chìa khóa cho vấn đề thiếu hụt lương thực toàn cầu trong tương lai.

Tại Nga, tháng trước chính phủ đã thông qua luật phạt nặng, từ 555-4.150 USD cho các doanh nghiệp không tuân thủ quy định dán nhãn các sản phẩm biến đổi gen.

Theo quy định của Nga, các sản phẩm chứa từ 0,9% sản phẩm hữu cơ biến đổi gen trên tổng khối lượng phải ghi chú rõ ràng. Tuy nhiên Matxcơva không giới hạn doanh số hoặc sản xuất các loại thực phẩm biến đổi gen.

Châu Âu cũng là nơi lo ngại về thực phẩm biến đổi gen khi đã áp dụng quy định dán nhãn loại thực phẩm này.

TRẦN PHƯƠNG

TRẦN MẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định phê duyệt giá đất đối với 9 dự án bất động sản trên địa bàn, với tổng số tiền đất hơn 52.000 tỉ đồng.

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Một sàn điện tử soán ngôi của hãng xe công nghệ trong 'lãnh địa' giao đồ ăn

Đông đảo người dùng đều biết đến sự phổ biến của Grab khi đặt, giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam, nhưng vị trí dẫn đầu lại đang thuộc về một sàn thương mại điện tử.

Một sàn điện tử soán ngôi của hãng xe công nghệ trong 'lãnh địa' giao đồ ăn

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Đình Hưng - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội - đề xuất như vậy tại phiên thảo luận tổ, phiên họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội chiều 8-7.

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar