09/06/2022 09:16 GMT+7

Nên bảo tồn cầu Bình Lợi ra sao?

DƯƠNG NGỌC HÀ
DƯƠNG NGỌC HÀ

TTO - Các chuyên gia cho rằng bảo tồn công trình nên phối hợp với công viên, cảnh quan hai bên và nội dung câu chuyện để phát huy giá trị của công trình bảo tồn.

Nên bảo tồn cầu Bình Lợi ra sao? - Ảnh 1.

Cầu sắt Bình Lợi cũ nối Thủ Đức - Bình Thạnh (TP.HCM) trước ngày tháo dỡ và bảo tồn 2 nhịp cầu vào năm 2020 - Ảnh: TỰ TRUNG

Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM vừa có văn bản trao đổi với Sở Giao thông vận tải về việc làm hồ sơ di tích cho cầu đường sắt Bình Lợi cũ và đề xuất hai phương án bảo tồn hai nhịp cầu còn lại ở phía bờ đông sông Sài Gòn (Tuổi Trẻ ngày 8-6).

Cần phục hồi lại trụ cầu đã hư hỏng

Theo đó, sở này đề xuất hai phương án bảo tồn các nhịp cầu Bình Lợi theo hai phong cách khác nhau. 

Hoặc là chỉ tu bổ, phục hồi hai nhịp cầu (vệ sinh cấu kiện, sơn chống gỉ sét, sơn phủ bề mặt, thay các thanh gối đường ray bị mục...) và tháp canh (tu bổ, phục dựng...). Phương án này chỉ tốn kinh phí hơn 12 tỉ đồng và có thể kịp thời tu bổ, tránh hư hỏng hai nhịp cầu đã không sử dụng nhiều năm nay. 

Tuy nhiên lại chưa phù hợp với quy định về quản lý và sử dụng tài sản công do công trình chưa được bàn giao về TP.HCM, thi công có thể làm tăng chi phí, không có đường dẫn, công trình phụ trợ... thì không bảo vệ được công trình và không phát huy được giá trị công trình.

Sở Văn hóa và thể thao TP cũng đề xuất thêm phương án bảo tồn tổng thể là UBND TP sẽ làm dự án tổng thể sau khi cầu sắt Bình Lợi cũ được bàn giao từ Tổng công ty Đường sắt về TP.HCM. 

Sau đó, các cơ quan chức năng xác định ranh dự án sẽ tiến hành bảo tồn tổng thể… Cách làm này đem lại cho TP một công trình hoàn thiện, vừa bảo tồn vừa phát huy được giá trị công trình sau khi tu bổ, phục hồi. 

Tuy nhiên, phương án này cần nhiều kinh phí và thời gian. Trong đó, sở muốn chọn phương án bảo tồn tổng thể để dự án bảo tồn được trọn vẹn và phát huy được giá trị của dự án.

Theo kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp, việc bảo tồn các nhịp cầu sắt Bình Lợi phải gắn với khai thác, phát huy giá trị và giới thiệu đến công chúng để nhiều người cùng biết được giá trị này. 

Kiến trúc sư chuyên nghiên cứu các công trình bảo tồn tại TP.HCM này cho rằng hiện nay đoạn cầu sắt Bình Lợi còn lại nằm ở phía TP Thủ Đức, còn cả trục xoay, phần trụ gác khi cầu xoay dọc theo dòng sông cho tàu thuyền qua lại đã bị hư hỏng. 

Cần phục hồi trụ cầu này, đưa hai nhịp cầu Bình Lợi còn lại xoay dọc theo dòng sông, sử dụng làm cầu tàu thủy cho các phương tiện giao thông đường thủy như buýt sông, du thuyền hay tàu khách du lịch.

Nên bảo tồn cầu Bình Lợi ra sao? - Ảnh 2.

Trụ cầu Bình Lợi trước ngày tháo dỡ - Ảnh: TỰ TRUNG

Khu đất bờ sông ngay đầu cầu Bình Lợi trên bờ nên được cải tạo thành một công viên bờ sông, thiết kế thêm dịch vụ tạo thành điểm đến cho khách du lịch và người dân muốn tham quan, vui chơi.

"Cách làm này bảo tồn, lưu giữ được một phần cây cầu đầu tiên bắc qua sông Sài Gòn, cũng là cầu đường sắt nối Sài Gòn với các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc đầu tiên và duy nhất cho đến khi cầu Bình Lợi mới hoàn thành. 

Đây cũng là cây cầu xoay duy nhất còn tồn tại hiện nay", kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp kiến nghị.

Quy hoạch lại đoạn không gian sông Sài Gòn nơi có cầu Bình Lợi

Theo cách nhìn của kiến trúc sư Hồ Viết Vinh, giảng viên Trường đại học Kiến trúc TP.HCM, cầu sắt Bình Lợi giống như một nhân chứng cho quá trình phát triển của Sài Gòn - TP.HCM. 

Để những di tích lịch sử đô thị của Sài Gòn - TP.HCM không biến mất, ông Vinh đề nghị cần phục hồi với chức năng mới của một không gian văn hóa ở khu vực này, kết hợp trở thành nhịp cầu kết nối quá khứ và tương lai mà điểm nhấn là một phần cây cầu lịch sử có 120 tuổi Bình Lợi.

Hai bên đầu cầu cần quy hoạch lại, di dời các cơ sở gây ô nhiễm ở phía Bình Thạnh và phía Thủ Đức. 

Trong khuôn viên đó, có phần tái hiện đường ray xe lửa kết hợp hành lang xanh ven sông gắn với câu chuyện lịch sử đường sắt, đường bộ qua sông Sài Gòn, đồng thời lồng ghép những hoạt động kinh tế để có kinh phí duy tu, sửa chữa nhằm tạo cân bằng trong phát triển.

Theo kiến trúc sư Hồ Viết Vinh, vấn đề không phải là bảo tồn hai nhịp cầu cũ mà cần phải quy hoạch lại đoạn không gian sông Sài Gòn nơi có cầu Bình Lợi cũ bắc qua; phải để người dân đến thưởng lãm và tìm hiểu lịch sử, mang lại một không gian văn hóa - xã hội ý nghĩa cho cộng đồng người dân.

"Theo tôi, Tổng công ty Đường sắt phải bàn giao công trình này cho TP.HCM. Khi TP.HCM được quản lý công trình thì sẽ dễ dàng quy hoạch đồng bộ khu vực xung quanh để tạo thành một quần thể công trình công cộng lịch sử. Nếu giao về cho TP.HCM, việc lập hồ sơ di tích và chỉnh trang, tôn tạo khu vực hai bên bờ sông sẽ thuận tiện hơn" - ông Vinh nói.

Cầu đường sắt Bình Lợi là cầu đường sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên được khởi công xây dựng năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902, với chiều dài 276m và gồm 6 nhịp. Cầu có kết cấu vòm thép, có độ tĩnh không thông thuyền thấp nên có nhịp quay ở phía bờ TP Thủ Đức cho tàu thuyền qua lại.

Theo Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM, cây cầu này có giá trị lịch sử - văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của Sài Gòn - TP.HCM, ngành đường sắt Việt Nam và có đủ tiêu chí để xếp hạng di tích theo quy định hiện hành.

Cầu hiện nằm trong danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025. Sở cho biết sẽ lập hồ sơ xếp hạng di tích cầu đường sắt Bình Lợi cũ ngay sau khi có đơn đề nghị xếp hạng di tích của tổ chức được giao quản lý trực tiếp công trình.

Nên bảo tồn cầu Bình Lợi ra sao? - Ảnh 4.

Cầu sắt Bình Lợi cũ (TP. Thủ Đức) - Ảnh TỰ TRUNG

Nên bảo tồn cầu Bình Lợi ra sao? - Ảnh 5.

Trụ cầu sắt Bình Lợi cũ (Q. Bình Thạnh - TP.HCM ) - Ảnh: TỰ TRUNG

Lên phương án bảo tồn nhịp cầu đường sắt Bình Lợi cũ

TTO - Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải TP về phương án bảo tồn công trình cầu đường sắt Bình Lợi cũ trong khi chờ xếp hạng di tích.

DƯƠNG NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar