10/05/2023 16:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nâng trần nợ ở Mỹ bị Đảng Cộng hòa chặn ở đâu?

Nước Mỹ tiến gần đến vỡ nợ khi cuộc thương lượng nâng trần nợ giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy không mang lại tín hiệu khả quan.

Nâng trần nợ ở Mỹ bị Đảng Cộng hòa chặn ở đâu? - Ảnh 1.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trả lời phỏng vấn sau cuộc họp về việc nâng trần nợ với Tổng thống Joe Biden ngày 9-5 - Ảnh: REUTERS

Theo báo New York Times, sau cuộc họp ngày 9-5 với Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc tăng trần nợ, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy phát biểu: "Tôi không thấy bất kỳ sự nhúc nhích nào". Ông McCarthy cũng phàn nàn rằng ông Biden không có ý đàm phán.

Nếu hai bên không đạt thỏa thuận nâng trần nợ, nước Mỹ sẽ lần đầu tiên vỡ nợ, đẩy nền kinh tế vừa mới phục hồi sau đại dịch COVID-19 vào tình trạng bất ổn khó lường.

Trần nợ là gì?

Theo báo Wall Street Journal, trần nợ là công cụ được Quốc hội Mỹ sử dụng để giới hạn số tiền chính phủ liên bang được phép vay nhằm chi trả các khoản thanh toán. 

Việc nâng trần nợ không phải để phê duyệt các khoản chi mới, mà là nhằm tạo điều kiện cho Bộ Tài chính vay thêm tiền trả các khoản chi đã được thông qua.

Nếu nợ của chính phủ tiến gần mức trần này, Quốc hội Mỹ sẽ phải nâng hoặc đình chỉ việc áp mức trần nợ. 

Vì Chính phủ Mỹ luôn bội chi ngân sách nên việc nâng trần nợ cần được thực hiện liên tục.

Tranh cãi quanh điều khoản nâng trần nợ

Nâng trần nợ ở Mỹ bị Đảng Cộng hòa chặn ở đâu? - Ảnh 2.

Đầu tháng 5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo nước Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ từ ngày 1-6 - Ảnh: REUTERS

Trần nợ của Mỹ hiện là 31.400 tỉ USD. Hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Janet Yellen cảnh báo nếu không nâng trần nợ trước ngày 1-6, chính phủ liên bang có thể sẽ mất khả năng hoàn thành tất cả nghĩa vụ thanh toán.

Tuy cùng đồng ý việc tăng trần nợ, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa lại có quan điểm trái ngược về điều khoản nâng trần. 

Đảng Cộng hòa - hiện chiếm đa số tại Hạ viện - yêu cầu việc nâng trần nợ phải đi kèm với cam kết cắt giảm chi tiêu của chính phủ.

Ngày 26-4, các thành viên Đảng Cộng hòa trong Hạ viện đã thông qua dự luật nâng trần nợ thêm 1.500 tỉ USD, với điều kiện chính phủ giảm chi 4.800 tỉ USD trong 10 năm.

Tuy nhiên, Đảng Dân chủ - hiện nắm Nhà Trắng và Thượng viện - kiên định rằng việc nâng trần nợ là bắt buộc và không được có điều kiện kèm theo.

Nếu Thượng viện và Hạ viện không thể thống nhất vấn đề này, Chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ.

Vỡ nợ sẽ khiến kinh tế Mỹ phát triển lùi

Khi vỡ nợ, Chính phủ Mỹ không thể trả cho người dân một loạt khoản bắt buộc như an sinh xã hội, bảo hiểm theo chương trình Medicare, trợ cấp nuôi con, lương cho quân nhân…

Thậm chí, dịch vụ công chính phủ còn đứng trước nguy cơ phải đóng cửa một phần. Tranh cãi về việc nâng trần nợ từng góp phần khiến chính phủ liên bang đóng cửa hai lần hồi cuối năm 1995, đầu năm 1996.

Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng của Mỹ cũng có thể bị ảnh hưởng khi chính phủ không thể trả lãi suất trái phiếu chính phủ. 

Năm 2011, khi việc nâng trần nợ chỉ được thống nhất vào giờ chót, Tổ chức Standard&Poor’s đã hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ xuống AA+.

Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ mất hạng tín dụng AAA. Đến nay, Mỹ vẫn chưa được thăng hạng lại. 

Việc mất hạng tín dụng sẽ khiến việc vay nợ trở nên đắt đỏ hơn với cả chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình.

Hội đồng Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng cảnh báo: "Kinh tế Mỹ sẽ nhanh chóng phát triển lùi. Càng vỡ nợ lâu thì thiệt hại sẽ càng lớn. Thay vì tăng trưởng mạnh mẽ như hiện tại, thị trường việc làm sẽ chứng kiến mức giảm hàng triệu nhân sự".

Trần nợ đang bị biến thành vũ khí chính trị

Từ năm 1960 đến nay, trần nợ đã được nâng 78 lần với hầu như không tranh cãi nào. Tuy nhiên, theo Hãng tin Bloomberg, trong khoảng 25 năm trở lại đây, mức trần này lại đang bị sử dụng làm vũ khí chính trị, đặc biệt là với Đảng Cộng hòa.

Hồi năm 2011, Tổng thống Barrack Obama từng phải cam kết giảm chi 2.000 tỉ USD trong vòng 10 năm để Quốc hội tăng trần nợ. 

Đến năm 2013, tranh cãi về việc tăng trần giữa ông Obama và Đảng Cộng hòa đã dẫn đến việc lần đầu tiên mức trần này bị đình chỉ áp dụng.

Trong khi đó, việc tăng trần nợ lại diễn ra tương đối suôn sẻ trong nhiệm kỳ của ông Trump và nửa đầu nhiệm kỳ của ông Biden - khi Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát ở cả Thượng viện và Hạ viện.

Mỹ có nguy cơ vỡ nợ?

Niềm tin người Mỹ đặt vào thị trường tài chính của họ đang đứng trước thử thách của hai cuộc khủng hoảng liên tiếp: ngân hàng sụp đổ và chính phủ đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar