27/09/2023 09:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chính phủ Mỹ lại đối mặt nguy cơ đóng cửa

Khoảng bốn tháng sau khi Chính phủ Mỹ thoát khỏi tình huống bị vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử, nền kinh tế lớn nhất thế giới lại đang đối diện với một nguy cơ khác "không mới": chính phủ có thể bị đóng cửa.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington D.C, Mỹ trong bức ảnh chụp hôm 11-9 - Ảnh: AFP

Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington D.C, Mỹ trong bức ảnh chụp hôm 11-9 - Ảnh: AFP

Tính đến 17h ngày 26-9 (theo giờ Việt Nam), Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua được bất cứ dự luật chi tiêu nào để cấp kinh phí cho các cơ quan liên bang trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 1-10.

Các thành viên của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều thừa nhận không còn nhiều thời gian để đạt được thỏa thuận trước hạn chót này.

Kịch bản đóng cửa

Theo báo New York Times, Nhà Trắng đã khuyên các cơ quan chính phủ chuẩn bị cho kịch bản đóng cửa trong bối cảnh nội bộ Đảng Cộng hòa vẫn chưa thông suốt trong đàm phán. Hiện nhiều cơ quan đã lên sẵn kế hoạch ứng phó tình huống đó.

Đối với hàng triệu công chức liên bang, điều này có nghĩa họ phải nghỉ việc tạm thời trong lúc chính phủ đóng cửa hoặc tiếp tục làm việc không lương. Đối với công chúng, họ sẽ bị gián đoạn nhiều dịch vụ của chính phủ.

Một trong những tác động dễ thấy nhất đối với công chúng là các công viên quốc gia và bảo tàng sẽ bị đóng cửa. Trong một số trường hợp, điều đó có thể gây tổn thất đáng kể về du lịch.

Thống đốc Katie Hobbs của bang Arizona tuyên bố sẽ dùng quỹ xổ số của bang để duy trì hoạt động của công viên quốc gia Grand Canyon.

Những ngày gần đây Nhà Trắng đã nêu ra một số chương trình của chính phủ có thể gặp hệ lụy nghiêm trọng nếu bị tạm ngưng.

Trong đó có việc hỗ trợ tiêm chủng và dinh dưỡng thông qua Chương trình bổ sung dinh dưỡng đặc biệt cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em (WIC). Nếu không có kinh phí, gần 7 triệu phụ nữ và trẻ em có thể bị ảnh hưởng, theo Nhà Trắng.

Theo Hãng tin Reuters, một quan chức trong Chính phủ Mỹ cho biết việc công bố các dữ liệu kinh tế quan trọng - bao gồm các báo cáo về tình hình lạm phát và việc làm, vốn có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư - sẽ bị đình chỉ vô thời hạn nếu chính phủ đóng cửa.

Việc tạm ngừng công bố báo cáo sẽ diễn ra ở tất cả cơ quan chính phủ như Cục Thống kê lao động thuộc Bộ Lao động, Cục Điều tra dân số và Cục Phân tích kinh tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ.

Đồng thời các nhà hoạch định chính sách tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), các nhà đầu tư, doanh nghiệp và dân thường ở Mỹ sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ khi cần đưa ra những quyết định quan trọng.

Tuy nhiên với những cơ quan cung cấp các dịch vụ thiết yếu, nhân viên vẫn sẽ làm việc. Trong đó bao gồm số lượng lớn công tố viên và điều tra viên liên bang, nhân viên bưu điện và nhân viên Cục An ninh vận tải.

Nguyên nhân vì đâu?

Việc chính phủ đóng cửa xảy ra khi Quốc hội Mỹ không thể thông qua các luật ngân sách. Các nghị sĩ phải thông qua 12 dự luật chi tiêu khác nhau để cấp kinh phí cho các cơ quan liên bang và việc này mất nhiều thời gian.

Tình trạng bế tắc ngân sách hiện tại bắt nguồn từ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Đảng Cộng hòa về vấn đề thuế và chi tiêu chính phủ, gồm cả việc có nên thông qua thêm gói viện trợ lớn cho Ukraine hay không.

Mâu thuẫn nội bộ bên trong Đảng Cộng hòa cũng đe dọa tới vị trí lãnh đạo của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Hồi tháng 5, bất chấp chỉ trích, ông McCarthy đã đạt được thỏa thuận với Tổng thống Joe Biden để nới trần nợ công, tránh tình trạng vỡ nợ.

Hạ viện Mỹ (do Đảng Cộng hòa kiểm soát) có thể sẽ cố gắng thúc đẩy cắt giảm mạnh chi tiêu chính phủ trong tuần này. Một số thành viên trong đảng này đe dọa sẽ phế truất Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nếu ông không ủng hộ việc cắt giảm mạnh hơn nữa chi tiêu ngân sách.

Tuy nhiên, việc cắt giảm như vậy khó có thể được Thượng viện Mỹ (do Đảng Dân chủ kiểm soát) thông qua.

Theo báo New York Times, Chính phủ Mỹ đã trải qua 21 lần thiếu kinh phí hoạt động kể từ năm 1976, dẫn đến đóng cửa chính phủ với nhiều cấp độ khác nhau.

Nhà Trắng đang lo ngại sẽ lặp lại kịch bản tồi tệ nhất hồi năm 2018: đợt đóng cửa dài nhất khiến khoảng 800.000 trong số 2,1 triệu nhân viên của chính quyền liên bang "thất nghiệp tạm thời" trong 34 ngày.

Tìm giải pháp tạm thời

Ngày 26-9, Hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn thạo tin cho biết các nhà đàm phán của hai đảng tại Thượng viện Mỹ đang gần đạt thỏa thuận về một dự luật chi tiêu ngắn hạn, nhằm tránh đóng cửa chính phủ vào ngày 1-10.

Người này cho biết dự luật sẽ kéo dài việc cấp kinh phí cho chính phủ từ 4-6 tuần. Tuy nhiên, nếu Thượng viện Mỹ thông qua dự luật này và gửi tới Hạ viện, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy sẽ đối diện với lựa chọn khó khăn về việc có tổ chức bỏ phiếu hay không.

Nợ công Mỹ vượt 33.000 tỉ USD, chính phủ đối diện nguy cơ đóng cửa

Bộ Tài chính Mỹ ngày 18-9 ghi nhận nợ công đã vượt mức 33.000 tỉ USD. Cuộc chiến ngân sách giữa lưỡng đảng khiến Chính phủ Mỹ có nguy cơ phải đóng cửa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga phản đối triển khai căn cứ NATO gần biên giới

Phía Nga ngày 11-5 lên tiếng bác bỏ ý tưởng triển khai căn cứ NATO gần biên giới nước này, mặt khác khẳng định Tổng thống Putin vẫn luôn cởi mở với các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.

Nga phản đối triển khai căn cứ NATO gần biên giới

Thủ tướng Anh cam kết siết chặt visa, cải tổ hệ thống nhập cư

Chính phủ Anh đang tìm cách siết chặt các yêu cầu về visa nhằm hạn chế số lượng lao động đến nước này theo các con đường hợp pháp.

Thủ tướng Anh cam kết siết chặt visa, cải tổ hệ thống nhập cư

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Ông Trump ca ngợi việc Hamas thả con tin Mỹ là bước đi tốt hướng đến việc chấm dứt chiến tranh và đưa tất cả con tin còn lại về nhà.

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy hai quốc gia có thể làm gì sau khi đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ được hoàng gia Qatar tặng món quà đắt đỏ là một chiếc máy bay Boeing siêu sang để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One.

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar