19/07/2020 13:13 GMT+7

Nắng hè không đẩy lùi được COVID-19, tại sao?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Tháng 7 sắp trôi qua, mọi hi vọng về "nhiệt độ mùa hè đẩy lùi dịch COVID-19" đã tan như bong bóng. Các nhà khoa học cảm thấy đau lòng bởi đây là điều đã được dự báo trước nhưng số đông vẫn xem thường.

Nắng hè không đẩy lùi được COVID-19, tại sao? - Ảnh 1.

Dân California đổ ra bãi biển trong mùa hè này dù số ca nhiễm COVID-19 tăng chóng mặt ở Mỹ - Ảnh: AP

Khi dịch COVID-19 bùng lên ở Mỹ hồi tháng 3, các quan chức Nhà Trắng, bao gồm Tổng thống Donald Trump, từng cho rằng nhiệt độ và độ ẩm cao của mùa hè sẽ giúp làm chậm sự lây lan của chủng virus corona mới.

Trong cuộc họp báo ngày 24-4, ông William Bryan - quyền thứ trưởng phụ trách khoa học và công nghệ, Bộ An ninh nội địa Mỹ - vẫn khẳng định có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 sẽ chết nhanh dưới ánh sáng mặt trời.

Các nhà khoa học khi đó vẫn tỏ ra thận trọng, vì vào thời điểm đó đã có nhiều ổ dịch xuất hiện ở các quốc gia nhiệt đới, và thậm chí ở một số bang miền nam Mỹ đang trải qua đợt nóng kỷ lục. 

Đến bây giờ là giữa mùa hè, mọi hồ nghi đã trở thành hiện thực khi Mỹ ghi nhận hơn 3,4 triệu ca nhiễm COVID-19, số ca nhiễm mới tăng mỗi ngày liên tục phá kỷ lục, đặc biệt là ở các bang thuộc "vành đai Mặt trời" như Florida, Arizona, Texas...

Thật ra ông Trump hay ông Bryan nói không sai, virus corona quả thật yếu đi dưới dưới ánh sáng và cái nóng, nhưng họ không phải chuyên gia để nhận ra còn thiếu một mảnh ghép rất quan trọng.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Science ngày 15-5, nhóm nghiên cứu của Viện Môi trường ĐH Princeton kết luận rằng mùa hè sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đại dịch COVID-19 vì lý do: SARS-CoV-2 là virus mới, đề kháng của con người với nó gần như bằng 0.

Giáo sư Colin Carlson - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và biến đổi khí hậu (ĐH Georgetown), tỏ ra không ngạc nhiên với thực tế trước mắt. Ông nói giới khoa học rất thất vọng khi các thông điệp sai lầm về virus corona cứ lan truyền trong cộng đồng.

"Tôi nghĩ chắc hầu hết người Mỹ tin rằng ánh sáng và cái nóng sẽ giết chết virus, và anh có thể đi ra ngoài mà không hề hấn gì. Thực tế cho dù anh ở ngoài trời, anh vẫn có thể lây và nhiễm virus nếu ở gần đám đông", GS Carlson giải thích.

Còn giáo sư Sadie Jane Ryan, ĐH Florida, giải thích rằng về mặt tâm lý, khi một căn bệnh mới như COVID-19 xuất hiện, con người ta có xu hướng bám víu lấy mọi thứ chừng như một phương thuốc khả dĩ hoặc một lý do trấn an rằng nó an toàn.

Ông Marshall Shepherd, giám đốc chương trình khoa học khí quyển ĐH Georgia, gọi hiện tượng đó là "sự mộng tưởng". 

"Con người vẽ ra những kịch bản trong tâm trí, nhưng chúng không ăn nhập gì với khoa học và dữ liệu. Ngay từ đầu chúng ta không biết gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và COVID-19", ông giải thích.

Có một chi tiết đáng chú ý trong nghiên cứu của ĐH Princeton: nhóm khoa học kết luận rằng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại như một loại cúm mùa chứ không biến mất hẳn. Còn ở thời điểm hiện tại, sự thiếu đề kháng trong dân số là yếu tố chính đẩy mạnh đại dịch.

Phát hiện kháng thể nguy hiểm có thể giết chết bệnh nhân COVID-19

TTO - Nghiên cứu của Hà Lan phát hiện nhiều trường hợp kháng thể chống virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể làm tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí giết chết bệnh nhân COVID-19.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng phẫu thuật hút mỡ bụng cho đến khi làm rõ nguyên nhân.

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar