12/09/2024 12:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nâng chất phim truyền hình từ 'gu' khán giả

Khán giả ngày nay tiếp cận nhiều nội dung trên các nền tảng số khác nhau, dẫn đến sự thay đổi trong thói quen 'xem', đó cũng là lý do phim truyền hình cần thay đổi để sống sót.

Nâng chất phim truyền hình từ 'gu' khán giả - Ảnh 1.

Phim Cuộc đời vẫn đẹp sao đoạt giải nữ diễn viên chính xuất sắc, nam, nữ diễn viên phụ xuất sắc - Ảnh: ĐPCC

Tại lễ trao giải Cánh diều vàng 2024, Hãng phim VFC càn quét nhiều giải thưởng. Gặp em ngày nắng đoạt giải Cánh diều vàng, đạo diễn xuất sắc nhất, biên kịch xuất sắc nhất. 

Diễn viên Thanh Hương, Tô Dũng, Thanh Quý trong phim Cuộc đời vẫn đẹp sao đoạt giải nữ diễn viên chính, nam, nữ diễn viên phụ xuất sắc. Duy Hưng trong phim Người một nhà nhận giải nam diễn viên chính xuất sắc.

Cách thể hiện khác nhau nhưng phim cần mang tính hơi thở của xã hội mới, con người mới và gửi gắm thông điệp đẹp.

Đạo diễn Phương Điền

Cánh diều vàng không tiểu tam, tình, tiền

Điểm chung của Gặp em ngày nắng, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Người một nhà là phim không có tiểu tam, hận thù, tình, tiền, tù, tội mà nói về những lát cắt trong xã hội hiện nay, từ nông thôn đến thành thị.

Trailer phim Cuộc đời vẫn đẹp sao

Nhân vật trong các phim có hoàn cảnh, mục tiêu sống khác nhau nhưng họ sống vui, lạc quan, có ý chí vươn lên thoát nghèo. Câu chuyện thấm đậm tình làng nghĩa xóm, tình anh em, bạn bè.

Khi phát sóng, phim luôn nằm trong top phim/chương trình có lượng người xem cao, nhận được những ý kiến phản hồi tích cực từ khán giả.

Đạo diễn Phương Điền, giám khảo giải Cánh diều vàng ở mảng phim truyền hình, cho rằng kết quả không có gì ngạc nhiên vì phim của VFC tốt quá.

Năm nay, phim truyền hình khai thác đề tài gia đình vẫn chiếm đa số. 

Điều thú vị là các phim cuốn hút khán giả lại có câu chuyện đơn giản, mang màu sắc tươi sáng, không nhiều kịch tính, bi lụy.

Như hai nhân vật Chải và Pu trong phim Đi giữa trời rực rỡ phát sóng trên VTV3 được yêu thích bởi phim nhẹ nhàng, thông điệp rõ ràng về cuộc sống, tình yêu, sự nghiệp của giới trẻ người dân tộc miền núi.

Còn Hoa sữa về trong gió đang phát sóng những tập đầu tiên trên VTV1 cũng tạo được thiện cảm.

"Xem phim rất đời rất thật. Thoại của diễn viên Thanh Quý làm người ta thấy xốn xang thân thiện, cứ như đang nói chuyện ngoài đời không diễn chút nào", một khán giả chia sẻ.

Nâng chất phim truyền hình từ 'gu' khán giả - Ảnh 2.

Gặp em ngày nắng đoạt giải Cánh diều vàng, đạo diễn xuất sắc nhất, biên kịch xuất sắc nhất - Ảnh: ĐPCC

Phim theo vòng quay của cuộc sống

Biên kịch Quách Thùy Nhung chuyển thể phim Sống để yêu thương (đang phát sóng trên THVL1) cho biết chị đã phải chỉnh sửa kịch bản rất nhiều để thành một bộ phim đúng với cuộc sống và văn hóa người Việt.

Nâng chất phim truyền hình từ 'gu' khán giả - Ảnh 3.

Diễn viên Minh Hòa (trái) và Thái Vũ trong phim Sống để yêu thương - Ảnh: ĐPCC

"Phim Hàn Quốc có chi tiết nhân vật chính là học sinh tự tử vì không chịu đựng được áp lực. Văn hóa Việt không cổ xúy điều này. Sửa kịch bản là cần thiết bởi ngoài câu chuyện hấp dẫn, phim còn định hướng, tư tưởng lối sống", chị Quách Thùy Nhung nói.

Nâng chất phim truyền hình từ 'gu' khán giả - Ảnh 6.

Cảnh trong phim Hoa sữa về trong gió - Ảnh: ĐPCC

"Một yếu tố khác cũng cần chú ý đó là "gu" khán giả của từng đài", đạo diễn Phương Điền nhìn nhận. Theo ông, những phim phát sóng trên VTV thu hút khán giả nhưng chưa chắc thắng khi phát sóng trên đài Vĩnh Long và ngược lại.

"Khán giả của mỗi đài có cách thưởng thức phim khác nhau nên nhà đài, nhà sản xuất phải nắm bắt được "gu" người xem.

Biên kịch Quách Thùy Nhung cho rằng sự thay đổi của phim truyền hình là điều tất nhiên trong dòng chảy của xã hội.

 Như vòng quay của cuộc sống, đề tài phim cũng có thể lặp lại: tâm lý, hình sự, gia đình, phim xưa...

Tùy từng thời điểm, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà phim có những nội dung, tình tiết phù hợp.

"Song, để phim truyền hình tiếp cận, thu hút khán giả vẫn mong được tháo gỡ những rào cản kiểm duyệt trong quá trình sản xuất từ kịch bản tới sản xuất", biên kịch này nói.

Mai của Trấn Thành và Gặp em ngày nắng thắng lớn ở Cánh diều vàng

Vượt 'Cu li không bao giờ khóc', 'Mai' của Trấn Thành trở thành phim truyện xuất sắc nhất tại Cánh diều vàng 2024; phim 'Gặp em ngày nắng' thắng lớn, Duy Hưng và Thanh Hương lần lượt là nam, nữ diễn viên chính xuất sắc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Squid Game trắng tay, Severance dẫn đầu đề cử giải Emmy 2025

Ngày 15-7 (giờ địa phương), danh sách đề cử cho Giải Emmy Primetime lần thứ 77 - giải thưởng cao quý nhất của ngành công nghiệp truyền hình - được công bố.

Squid Game trắng tay, Severance dẫn đầu đề cử giải Emmy 2025

Đàn cá gỗ, phim ngắn sống dậy nhờ hit quốc dân Phép màu

'Đàn cá gỗ' của đạo diễn Nguyễn Phạm Thành Đạt là phiên bản mở rộng đầy cảm xúc của MV 'Phép màu', ca khúc được coi là hit quốc dân của nhạc Việt.

Đàn cá gỗ, phim ngắn sống dậy nhờ hit quốc dân Phép màu

Hàng trăm chú chó được nhận nuôi nhờ cơn sốt siêu khuyển Krypto của Superman

Không chỉ David Corenswet hay dàn diễn viên đình đám, nhân vật cũng đang chiếm trọn cảm tình của khán giả toàn cầu trong phim Superman còn có một chú chó CGI tên Krypto.

Hàng trăm chú chó được nhận nuôi nhờ cơn sốt siêu khuyển Krypto của Superman

Tom Holland hé lộ hành trình 'trắng tay' của Spider-Man trong phần phim mới nhất

Sau gần ba năm vắng bóng trên màn ảnh rộng, Spider-Man của Tom Holland chuẩn bị tái xuất trong phần phim mới mang tên Spider-Man: Brand New Day.

Tom Holland hé lộ hành trình 'trắng tay' của Spider-Man trong phần phim mới nhất

Loro Piana bị tòa giám sát vì cáo buộc bóc lột lao động: Góc tối của thời trang xa xỉ

Loro Piana trở thành cái tên tiếp theo trong ngành thời trang Ý bị tòa án giám sát vì liên quan đến lạm dụng lao động trong chuỗi cung ứng.

Loro Piana bị tòa giám sát vì cáo buộc bóc lột lao động: Góc tối của thời trang xa xỉ

Tại sao Ấn Độ cắt cảnh hôn của Superman nhưng vẫn duyệt cảnh cưỡng hiếp phụ nữ?

Dù không thiếu các cảnh bạo lực và gợi dục trong nhiều phim nội địa, Ấn Độ vẫn quyết định cắt cảnh hôn trong phim Superman của James Gunn, gây chỉ trích từ khán giả.

Tại sao Ấn Độ cắt cảnh hôn của Superman nhưng vẫn duyệt cảnh cưỡng hiếp phụ nữ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar