04/09/2015 10:46 GMT+7

Nam sinh làm... bảo mẫu

MINH TÂM
MINH TÂM

TT - Khi chúng tôi đến, Triệu đang hướng dẫn bé Ty khoảng 38 tháng tuổi, bé Ngọc 36 tháng tuổi xếp hình. Triệu nhẹ nhàng chỉ các bé từng chút một rồi xoay sang dạy các bé hát, tập vẽ...

Triệu hướng dẫn các bé xếp hình - Ảnh: Minh Tâm

Nhìn cách chơi đùa, chăm sóc của Lê Văn Triệu (học sinh lớp 11 Trường THPT Phan Văn Trị, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) với các trẻ rất nhẹ nhàng, chu đáo, cứ y như một bảo mẫu thực thụ.

Đây là công việc làm thêm để phụ giúp gia đình của Triệu từ hai năm nay...

Nhà Triệu nằm lọt thỏm ở vùng quê xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Ngôi nhà tranh cũ kỹ như phận người lam lũ quanh năm làm mướn làm thuê của cha mẹ Triệu. Triệu là con duy nhất trong gia đình.

Chàng học trò đến với công việc giữ trẻ rất tình cờ. Số là hai năm về trước, mẹ Triệu bị động kinh, tai biến và bị liệt. Cha Triệu lúc ấy đang đi theo ghe vác lúa thuê xa nên việc chăm sóc mẹ đều do một tay Triệu lo liệu.

Rồi lần đó, có người bà con trong xóm bận hái trái cây thuê không thể mang đứa con nhỏ mấy tháng tuổi theo được nên nhờ Triệu giữ hộ. Sẵn đang chăm sóc mẹ, và cũng muốn nhà có tiếng nói cười của con nít cho mẹ bớt buồn nên Triệu nhận lời.

Dần dần chàng trai học giỏi hiếu thảo hiền lành có tài chăm con nít được nhiều người biết đến. Rồi 2 - 3 người tìm đến. Triệu nghiễm nhiên trở thành “bảo mẫu nghiệp dư” từ đó...

Thường Triệu chỉ nhận giữ 2 - 3 trẻ. Tiền công tùy hỉ. Có người trả 20.000 đồng/buổi, có người trả công bằng thức ăn làm sẵn hoặc cây trái nhà vườn. Triệu thổ lộ: “Hôm nào phụ huynh gửi đồ ăn thì ngày đó khỏi đi chợ. Hôm nào phụ huynh gửi tiền thì dùng tiền đó mua gạo, cá thịt...”.

Công việc giữ trẻ ít nhiều ảnh hưởng đến thời gian học của Triệu, tuy nhiên nhờ siêng năng, sắp xếp thời khóa biểu khoa học nên Triệu gặt hái kết quả tốt: học sinh giỏi nhất khối lớp 10; giải học sinh giỏi văn cấp thành phố.

Triệu chia sẻ: “Hôm nào bài vở nhiều thì ráng thức khuya thêm một tí...”. Hiện Triệu đang có mặt trong đội tuyển học sinh giỏi môn hóa lớp 11. Cậu học trò thông minh này đang trau dồi môn hóa để “vượt vũ môn” trong kỳ thi học sinh giỏi môn hóa cấp trường.

Chàng “bảo mẫu” 16 tuổi có ước mơ trở thành giáo viên môn hóa. “Khối em chọn là khối B. Sư phạm hóa cũng là một trong những ngành cạnh tranh rất gay gắt, nên em phải nỗ lực rất nhiều mới có thể thực hiện được hoài bão của mình...” - đôi mắt Triệu ánh lên nét kiên định.

MINH TÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Tại nhiều tỉnh như Đắk Lắk, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên... điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở nhiều trường THPT chỉ dao động từ 7 - 10 điểm cho 3 môn, tương đương dưới 3 điểm/môn.

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Đại học Huế đã báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn. Và lúc này, dư luận đang thấp thỏm chờ quyết định sau cùng của bộ.

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar