06/07/2015 15:17 GMT+7

Năm chị em bơ vơ giữa đời

HÀ BÌNH - TIẾN THÀNH
HÀ BÌNH - TIẾN THÀNH

TT - Ba năm qua, không chỉ lo cho các em từng miếng ăn, giấc ngủ, hai người chị còn là cha là mẹ của ba đứa em đang trong độ tuổi cắp sách đến trường.

Năm chị em (từ trái qua): Dung, Ngân, Hằng, Nga, Linh - Ảnh: TIẾN THÀNH

Năm chị em, người lớn nhất 21 tuổi, nhỏ nhất mới 9 tuổi bơ vơ nương tựa nhau giữa đời. Năm chị em ấy là Lê Thị Dung (21 tuổi), Lê Thị Linh (19 tuổi), Lê Thị Nga (16 tuổi), Lê Thị Ngân (12 tuổi) và Lê Thị Hằng (9 tuổi) hiện đang ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.

Tối 3-7, chúng tôi tìm đến nhà năm chị em Dung ở thôn 3, xã Trúc Sơn.

“Đầu năm lớp 9, tôi học được hai tuần thì mẹ bệnh. Tôi nghỉ học ở nhà phụ ba đi làm lò gạch chăm mẹ, nuôi em. Mẹ mất, khi ấy em út mới 3 tuổi. Rồi ba năm sau, ba bị bệnh cũng bỏ năm chị em mà đi” - Dung rơm rớm nước mắt kể lại.

Hiện Dung và Linh đi bóc tách hạt điều thuê cho một cơ sở cách nhà khoảng 10km. Sáng 5g30, hai chị em mang theo cơm chở nhau đi làm đến chập tối thì trở về. Những ngày không có việc, Dung đi hái cà phê, bán giày dép thuê, cắt cỏ... kiếm thêm tiền nuôi em.

Hỏi chuyện chi tiêu trong nhà, Dung bảo: “Mỗi tuần chỉ cho các em ăn thịt một buổi, còn lại là rau, cà. Nhiều lúc các em cũng đòi ăn này ăn kia nhưng tôi cũng nói thật là chị chẳng biết làm sao nữa”.

Như thấu hiểu khó khăn của gia đình, ba đứa em của Dung - Linh đều học khá, giỏi. Cô em thứ ba Lê Thị Hà (học sinh lớp 11 Trường THPT Phan Chu Trinh, huyện Cư Jút) nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi. Không chỉ học giỏi, Hà còn giúp hai chị cáng đáng việc nhà và chăm hai em.

“Những ngày thi, em dậy từ 2g để học bài. Dậy 4g sẽ không học kịp. Dậy lúc 2g, học đến 5g xong gọi hai em dậy, cho hai em ăn cơm sáng rồi chuẩn bị cho các em đến trường. Em học buổi chiều, buổi sáng tranh thủ đi cắt cỏ cho bò, có hôm ra ruộng làm cỏ...” - Hà bộc bạch.

Còn Ngân, cô em thứ tư 12 tuổi chuẩn bị lên lớp 6 đã biết mỗi ngày hai buổi chở em Hằng đi học bằng xe đạp. Hỏi sau này cháu thích làm gì, Ngân trả lời ngay, như kiểu trả bài trên lớp: “Dạ sau này cháu thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho nhiều người”.

Cô em út Lê Thị Hằng (9 tuổi) có vẻ điệu đà nhất trong mấy chị em. “Cháu thích đọc truyện cổ tích. Sau này cháu cũng thích làm cô giáo với chị Hà” - Hằng chúm chím nói.

Chăm lo cho ba đứa em, hai người chị gửi gắm cả tình yêu thương của bố mẹ và cả ước mơ học tập dang dở của chính mình.

“Ước mơ lớn nhất của tôi bây giờ là chăm lo cho các em khỏe mạnh, học giỏi. Tôi và Linh đều nghỉ học năm lớp 9 nên việc học nhường lại cho các em thực hiện thay hai chị...” - Dung chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Hằng - cán bộ văn phòng UBND xã Trúc Sơn - cho biết: “Cha mẹ năm chị em Dung mất do ung thư cách đây mấy năm. Người thân cũng khó khăn nên không hỗ trợ được gì. Ba chị em Hà, Ngân, Hằng đi học được miễn học phí vì hoàn cảnh quá khó khăn. Điều đáng mừng là cả ba đều học rất giỏi, ngoan hiền, lễ phép”.

HÀ BÌNH - TIẾN THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar