02/01/2019 08:54 GMT+7

Năm 2019 và 5 ước vọng về giáo dục

MAI THI
MAI THI

TTO - Năm 2019 đã đến, nhìn vào giáo dục nước nhà một năm qua, lòng người muốn gửi gắm những ước vọng lớn.

Năm 2019 và 5 ước vọng về giáo dục - Ảnh 1.

Mong năm mới có thêm nhiều "điểm son" trong giáo dục

1 Người tài sẽ về với giảng đường sư phạm

"Lương sư hưng quốc" - đất nước muốn phát triển phải dựa vào một đội ngũ người thầy giàu nhiệt huyết, giỏi chuyên môn và căng tràn tình yêu nghề, thương trẻ. Xã hội đang mong chờ một đội ngũ nhà giáo "thời đại" vừa tài năng vừa đủ nhân cách để tiếp tục chèo chống những "con thuyền" tri thức cập bến.

Nhưng một thời gian dài ngành sư phạm "mất giá" trầm trọng khiến lòng người trăn trở quá đỗi. Bức tranh xấu xí "thầy giáo 3 điểm/môn" như một giọt nước tràn ly. Nhiều giải pháp đã được đề xuất, nhưng hiệu quả thực sự vẫn đang chờ một báo cáo tổng thể.

Công tác quy hoạch mạng lưới trường sư phạm tiếp tục chờ đợi, đề xuất tăng lương nhà giáo đứng đầu hệ thống thang bảng lương đặt ra rồi để đó. Việc siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh cùng với việc nâng điểm chuẩn đầu vào khiến nhiều ngành nghề vắng bóng thí sinh và các trường sư phạm đang điêu đứng...

Giấc mơ học sinh giỏi thành giáo sinh giỏi và vững vàng trở thành người thầy giỏi giang, mẫu mực vẫn luôn là ước vọng lớn nhất!

2 Sự thành công của chương trình mới

Trước khi kết thúc năm 2018, ngày 27-12 Bộ GD-ĐT chính thức công bố Chương trình giáo dục mới thu hút sự quan tâm của dư luận.

Dù còn nhiều ý kiến trái chiều quanh việc chương trình có thật sự giảm tải hay chưa, khó khăn khi thực hiện dạy học tích hợp, rối rắm khi thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa cùng những băn khoăn về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ... nhưng chúng ta có quyền hi vọng về một nền giáo dục phát triển năng lực, khai phóng, thực học, thực nghiệp.

Để đạt được những kỳ vọng mà cả xã hội đang mong chờ về công cuộc "thay sách" lần này, mong Bộ GD-ĐT tiếp tục có những chuyển động cần thiết về chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân tố con người cho một bước ngoặt lớn của ngành giáo dục nước nhà!

3 Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia không tiêu cực

Thi công gian dối sẽ tạo ra công trình mục rỗng. Sản xuất cẩu thả cho ra sản phẩm kém chất lượng, làm hại người tiêu dùng... Gian lận trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều để lại những hậu quả đáng buồn.

Vậy nhưng người ta vẫn ám ảnh nhất là... gian lận thi cử, bởi nó sẽ làm đảo lộn nhiều giá trị trong xã hội. Có những sự thật được phơi bày liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia 2018 khiến lòng người đau nhói vì nhiều giá trị vụn vỡ... Năm mới rồi, kể chi tiết chuyện cũ chỉ thêm buồn nên...

Khi mà phần lớn sĩ tử vẫn đang "học ngày - cày đêm" cố kiếm từng con điểm nhỏ sau dấu phẩy thì mong mỏi về một kỳ thi THPT quốc gia công bằng, khách quan, minh bạch, nghiêm túc có lẽ là ước vọng và yêu cầu không chỉ của riêng ai...

4 Môi trường học đường an toàn và thân thiện

Năm 2018 ghi dấu với nhiều nốt lặng buồn về tình trạng bạo lực học đường. Dẫu là lỗi của thầy, lỗi của trò hay lỗi về phía phụ huynh thì cũng là nỗi đau chung của cả ngành giáo dục.

Tóm tắt sơ sơ chỉ để nhớ rằng từng có những chuyện buồn: cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, cô giáo lên lớp suốt nhiều tháng không giảng bài, cô giáo yêu cầu bạn tát bạn, một số vụ xâm hại thân thể và tinh thần học trò, lạm thu và cả... học trò đánh thầy giáo.

Rồi thì phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối, phụ huynh xông đến trường đánh cô giáo thủng màng nhĩ, phụ huynh xúc phạm thầy giáo vì cái quần soọc của con... Xin hãy ứng xử văn minh với người thầy vì đạo lý muôn đời vẫn là "Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy"!

Quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết. Hi vọng bộ quy tắc ứng xử học đường được triển khai trong tương lai sẽ phát huy được hiệu quả nối dài những nét đẹp tương thân tương ái, để "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" thật sự!

5 Nhiều thêm những "điểm son" trong giáo dục

Không chỉ có những nốt lặng buồn, ngành giáo dục trong năm 2018 cũng gặt hái nhiều thành công lớn, như hai cơ sở đào tạo đại học VN vào top 1.000 trường đại học thế giới theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds...

Nhiều câu chuyện giáo dục cảm động thật sự lay động được lòng người. Chuyện cổ tích đầy yêu thương về thầy cô vào làng "cướp" 643 học trò về cưu mang ở huyện miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi đã vượt qua khỏi phạm vi của ngành giáo dục.

Và vô số tấm gương sáng của thầy cô trong chuyên đề "Dạy học bằng cả yêu thương" trên báo Tuổi Trẻ - thật sự truyền niềm tin lớn lao cho bạn đọc xa gần về tấm lòng, nhiệt huyết của những người "kỹ sư tâm hồn"...

Xin tri ân các thầy cô và mong rằng những "nốt son" trong giáo dục năm 2019 sẽ nhân lên nhiều hơn nữa...

TTO - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố chương trình giáo dục mới, vẫn còn nhiều băn khoăn liệu chương trình mới có khắc phục được tình trạng quá tải đang đè nặng lên học sinh không.

MAI THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar