27/06/2018 09:35 GMT+7

Mỹ tạm nương tay với người nhập cư

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Nước Mỹ vẫn đang loay hoay với cuộc khủng hoảng nhập cư trong khi Tổng thống Donald Trump cương quyết đòi trục xuất người nhập cư “không khoan nhượng”.

Mỹ tạm nương tay với  người nhập cư - Ảnh 1.

Các gia đình người nhập cư không giấy tờ được phóng thích tại Texas ngày 25-6 - Ảnh: REUTERS

"Thuê hàng ngàn thẩm phán và một tiến trình luật pháp dài dòng, phức tạp, không phải là cách. Nó sẽ luôn trục trặc. Người nhập cư phải bị chặn ở biên giới và hiểu rằng họ không thể vào nước Mỹ một cách bất hợp pháp" - ông Trump lặp lại việc đòi trục xuất người nhập cư ngay tại biên giới nước Mỹ trong tuyên bố ngày 25-6. 

Tổng thống Mỹ khẳng định đây là cách duy nhất và ít tốn kém để chặn dòng nhập cư.

Bảo vệ quan điểm của tổng thống, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders khẳng định ông Trump chỉ muốn đảm bảo an ninh biên giới và tìm "một tiến trình nhập cư dễ dàng và hợp pháp". 

Tuy nhiên biên giới Mỹ chứng kiến sự hỗn loạn trong những ngày qua khiến Washington chịu sự chỉ trích gay gắt vì chính sách chia rẽ các gia đình nhập cư, các cơ quan liên bang lúng túng tìm cách đưa hơn 2.500 trẻ em về với cha mẹ và các nhà làm luật chật vật thúc đẩy đạo luật nhập cư.

Tạm lùi bước

Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) ngày 25-6 thông báo cơ quan này đã tạm ngừng việc truy tố các gia đình nhập cư có trẻ em cho đến khi chính phủ xác định rõ cách thức khởi tố những đối tượng này mà không chia tách cha mẹ và con.

Giải thích về vấn đề này, lãnh đạo CBP Kevin McAleenan cho rằng việc này phù hợp với quyết định của ông Trump hai ngày trước đó cho phép trẻ em di cư đoàn tụ gia đình mình sau khi bị chia tách ở biên giới Mỹ và Mexico. 

Tuy nhiên dù khẳng định rằng chính sách "không khoan nhượng" của ông Trump vẫn có hiệu lực, chỉ thị của ông McAleenan cho các nhân viên hầu như phớt lờ chính sách này. 

Theo tờ New York Times, động thái trên đồng nghĩa với việc tạm thời khôi phục chính sách "bắt và thả" từ thời chính quyền cựu tổng thống Barack Obama, theo đó những người nhập cư không giấy tờ có con nhỏ sẽ không bị giam mà được phát giấy triệu tập ra tòa, vốn bị ông Trump phản đối kịch liệt.

"Chúng tôi không thay đổi chính sách. Chỉ đơn giản là chúng tôi hết nguồn lực" - người phát ngôn Sanders biện bạch về "biện pháp tạm thời" cho đến khi tìm được đủ chỗ tiếp nhận người nhập cư. 

Dù vậy, Nhà Trắng đến nay vẫn chưa thể giải thích vấn đề nóng nhất hiện nay là làm sao để đoàn tụ những gia đình bị chia cách. Chính sách này được bắt đầu thực hiện vào đầu tháng 5-2018 vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ chính nội bộ Đảng Cộng hòa cầm quyền, cũng như người dân Mỹ và cộng đồng quốc tế.

Kênh CNN dự đoán các tranh cãi đối với chính quyền Mỹ sẽ còn gia tăng sắp tới liên quan đến những chính sách đang áp dụng, chẳng hạn như đề nghị người nhập cư bị bắt giữ đồng ý trục xuất tự nguyện để được đoàn tụ với con cái.

Sự đau khổ của những đứa trẻ và hình tượng mà nó vẽ nên có lẽ sẽ là vết nhơ khó phai của chính quyền (Trump)

Đài CNN bình luận

Quốc hội lúng túng

Trong khi đó, chính quyền Mỹ đang mắc vào mớ bòng bong xung quanh đạo luật nhập cư mới vừa đảm bảo an toàn, bảo vệ cho người nhập cư, vừa trấn an những người muốn trấn áp nhập cư bất hợp pháp. 

Cụ thể, đạo luật sẽ giải quyết hai cuộc khủng hoảng hiện nay: mở đường cho những người nhập cư vào Mỹ từ khi còn nhỏ trở thành công dân Mỹ và chấm dứt việc chia tách các gia đình tại biên giới. Đạo luật cũng kèm theo gói 25 tỉ USD để ông Trump xây bức tường dọc biên giới Mexico và hạn chế nhập cư bất hợp pháp.

Tuy nhiên đạo luật được dự báo sẽ không thể vượt qua cửa hạ viện tuần này do vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phe Dân chủ và thiếu sự ủng hộ mạnh mẽ từ phe Cộng hòa. 

Giới phân tích cho biết nhiều khả năng ông Trump sẽ tìm cách phớt lờ vấn đề này cho đến tháng 11-2018 với dự đoán phe Cộng hòa củng cố thêm thế đa số trong quốc hội. 

Dù vậy, Bộ trưởng tư pháp Mỹ Jeff Sessions ngày 25-6 vẫn tuyên bố ủng hộ chính sách "không khoan nhượng" của ông Trump.

Cuộc khủng hoảng nhập cư khiến tạo ra bầu không khí căng thẳng trên chính trường Mỹ khi ông Trump đấu khẩu với nữ nghị sĩ Dân chủ Maxine Waters kêu gọi tẩy chay các thân tín của tổng thống Mỹ. Hậu quả là người phát ngôn Sanders mới đây bị mời ra khỏi nhà hàng và Bộ trưởng an ninh nội địa Kirstjen Nielsen bị hét vào mặt ở quán ăn.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis ngày 25-6 cho biết quân đội Mỹ sẽ sử dụng hai căn cứ quân sự Fort Bliss và Goodfellow tại bang Texas làm nơi tạm trú cho người nhập cư, trong đó một căn cứ tiếp nhận riêng trẻ em những gia đình nhập cư này. Theo truyền thông Mỹ, Lầu Năm Góc đã được yêu cầu chuẩn bị chỗ cho khoảng 20.000 trẻ em nhập cư không giấy tờ. Động thái phản ánh một phần tác động từ chính sách “không khoan nhượng” của ông Trump. Hơn 2.500 trẻ em bị chia tách khỏi gia đình theo chính sách này.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar