22/10/2016 09:54 GMT+7

Mỹ làm gì khi Philippines “ly khai”?

D.KIM THOA tổng hợp (duongkimthoa@tuoitre.com.vn)
D.KIM THOA tổng hợp ([email protected])

TTO - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói ông muốn cắt “sợi dây rốn” với Mỹ và xoay trục sang Trung Quốc và Nga, những lời nói cho thấy rõ sự chia rẽ sâu sắc với đồng minh quân sự lớn nhất của Philippines và khiến Washington khó xử.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trong cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trên thực tế, trong quan sát của các nhà bình luận thuộc Hãng tin Reuters, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang có rất ít lựa chọn trong việc tìm ra giải pháp ứng phó trước sự đảo ngược chính sách của Tổng thống Philippines Duterte.

Mỹ kiên nhẫn hết mức

Trong nhiều tháng qua, Washington đã cố gắng tìm cách giảm bớt mức độ nặng nề trong những phát ngôn công kích, thậm chí là xúc phạm của ông Duterte với Mỹ.

Nhưng tới ngày 20-10, họ không thể tiếp tục làm lơ được nữa khi ông Duterte tuyên bố sẽ “ly khai” khỏi đồng minh lâu năm là Mỹ để xích lại gần hơn nữa với Bắc Kinh và với cả Matxcơva, hai đối thủ chiến lược chính của Mỹ.

Nhà lãnh đạo 71 tuổi của Philippines thậm chí còn tuyên bố có thể ông sẽ tới gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin để nói với ông ấy là “ba chúng ta sẽ chống lại thế giới”.

Những lời lẽ mạnh miệng mới nhất của ông Duterte trong bối cảnh chỉ còn gần ba tuần nữa tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã khiến dư luận thêm ngờ vực về mối quan hệ đồng minh thân thiết suốt 7 thập kỷ qua giữa Mỹ và Philippines.

Nó cũng là cảnh báo về nguy cơ thất bại trong chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Obama vốn đã và đang tỏ ra lúng túng.

E ngại trước tính cách thất thường của ông Duterte, chính quyền Tổng thống Obama cho tới nay vẫn tỏ ra rất thận trọng trong hành xử.

Theo một số quan chức Mỹ, ngay cả khi lên án về chiến dịch truy quét tội phạm ma túy, họ vẫn tránh để không chọc giận ông Duterte.

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết từng có một cuộc thảo luận nội bộ sôi nổi trong những tháng gần đây bàn về việc nên dừng ở mức nào trong cách chỉ trích, lên án chính phủ của ông Duterte về vấn đề nhân quyền, và cách ứng xử của Mỹ áp dụng trên thực tế đã không được mạnh mẽ như một số người mong muốn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby ngày 20-10 cho biết Mỹ sẽ yêu cầu ông Duterte làm rõ về tuyên bố “ly khai” của ông này. Tuy nhiên, phản ứng mạnh nhất mà Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra vẫn chỉ dừng ở mức “chỉ trích”.

Ông Duterte khó lường

Giới quan chức Mỹ lo ngại về tính khó đoán biết trong cung cách hành động của tổng thống Philippines, nhưng cho rằng bất kể việc ông ấy đã “nói gì”, nhưng tới giờ ông ấy vẫn chưa “làm gì”, hay nói cách khác là vẫn chưa tuyên bố hủy bỏ các cuộc tập trận quân sự với Mỹ, cũng như chưa có những thay đổi cụ thể trong quan hệ an ninh giữa hai nước.

Cũng còn có một thực tế quen thuộc là trong khi Tổng thống Duterte liên tục lặp lại những quan điểm dứt khoát chia tay với Mỹ thì các thành viên trong nội các của ông lại tìm cách giảm “tông” các phát biểu đó. Việc này tiếp tục tái diễn sau các tuyên bố ngày 20-10 của ông Duterte.

Sau khi ông Duterte hùng hồn phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc tại Bắc Kinh, nói sẽ cắt đứt quan hệ cả về quân sự lẫn kinh tế với Mỹ, nói sẽ tính tới kế hoạch yêu cầu mọi người Mỹ tới Philippines cần phải được cấp thị thực, Bộ trưởng Tài chính Carlos Dominguez và Bộ trưởng Kế hoạch kinh tế - xã hội Ernesto Pernia lập tức ra tuyên bố chung nói rằng Philippines sẽ vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với phương Tây trong khi vẫn nỗ lực thực hiện quá trình hội nhập mạnh mẽ hơn với các nước láng giềng.

Trong lúc quan hệ Mỹ - Phi đang ngày càng có chiều hướng xấu đi, cuối tuần này trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel có kế hoạch tới Philippines.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là một chuyến công du đã được lên kế hoạch từ trước và ông Daniel Russel cũng sẽ làm rõ các nội dung trong những phát biểu gần đây của ông Duterte.

Nếu chọn cách phản ứng gay gắt hơn với các vấn đề nhân quyền, Mỹ có thể quyết định cắt nguồn tài trợ quân sự với Philippines, hoặc đưa vấn đề đó trở thành chuyện phụ thuộc vào việc Philippines có chấm dứt tình trạng tàn sát vô tội vạ tội phạm ma túy và xét xử cẩn trọng hơn hay không.

Ông Kurt Campbell - cựu trợ lý ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á dưới thời ông Obama, cũng là người có thể sẽ được trao một trọng trách quản lý nào đó nếu bà Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ - hối thúc cần có một biện pháp xử lý cứng rắn hơn với vấn đề nhân quyền tại Philippines.

Ông nói: “Những gì đang xảy ra tại Philippines bắt đầu làm dấy lên những vấn đề và lo ngại lớn hơn”.

Do đó theo ông Kurt Campbell, trong bối cảnh này, rất khó chấp nhận chuyện Mỹ sẽ phớt lờ thực tế và cứ lặng lẽ duy trì mọi việc theo cách bình thường như trước nay với Philippines.

4 ngày và 24 tỉ USD

Bộ trưởng Thương mại Ramon Lopez của Philippines cho biết trong chuyến công du 4 ngày tới Trung Quốc của ông Duterte, hai nước đã ký kết 13 bản thỏa thuận hợp tác ở cả cấp độ chính phủ lẫn doanh nghiệp với tổng giá trị 24 tỉ USD, trong đó có 15 tỉ USD cho đầu tư và 9 tỉ USD trong các khoản vay.

Ông Ramon Lopez cũng nói Philippines sẽ tận dụng tối đa nguồn vốn từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng trong các dự án của nước này. Trong khi đó theo Nhà Trắng, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Philippines hiện là hơn 4,7 tỉ USD.

Mỹ sẽ giữ cam kết đồng minh với Philippines

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 21-10 tuyên bố Washington sẽ tiếp tục giữ các cam kết đồng minh với Philippines bất chấp việc Tổng thống Rodrigo Duterte đòi “ly khai” khỏi Mỹ.

Khi được hỏi về tuyên bố gây sốc mới nhất của nhà lãnh đạo Philippines, ông Carter nhấn mạnh quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines rất quan trọng mà Washington phải giữ.

“Rõ ràng là bất cứ mối quan hệ nào đều có tính qua lại và chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận điều đó với các đồng cấp Philippines” - ông Carter nói.

TRẦN PHƯƠNG

D.KIM THOA tổng hợp ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar