11/07/2016 10:19 GMT+7

Mỹ đang chìm trong cuộc chiến văn hóa không lối thoát

Tiến sĨ TERRY F. BUSS (viện sĩ Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ)
Tiến sĨ TERRY F. BUSS (viện sĩ Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ)

TTO - Hiếm có ngày nào nước Mỹ vắng những vụ cảnh sát da trắng bắn chết người da màu hay những vụ sát hại cảnh sát da trắng đang làm nhiệm vụ. Nước Mỹ đang chìm trong cuộc chiến văn hóa đầy khó hiểu và tối tăm không lối thoát.

Cảnh sát bang Minnesota phải sử dụng hơi cay và bom khói để giải tán đám đông biểu tình phản đối các vụ bạo lực nhằm vào người da màu - Ảnh: REUTERS

Các chính trị gia của cả hai phe bảo thủ và tự do thì không để lỡ cơ hội nào trong các cuộc đấu khẩu nhằm lý giải cho bạo lực và chọn đứng về một trong hai phía vì động cơ chính trị.

Các quan điểm đối lập

Các nhà phê bình có tư tưởng bảo thủ cho rằng các vụ cảnh sát da trắng bắn chết người, đặc biệt là người da màu, thuộc trách nhiệm của Tổng thống Barack Obama và những cộng sự có khuynh hướng tự do.

Sau các vụ nổ súng gây ra cái chết của hai người đàn ông da màu ở Louisiana và Minnesota tuần trước, Tổng thống Obama đã tổ chức họp báo.

Ông cho rằng các vụ nổ súng này có động cơ phân biệt chủng tộc. Ông tiếp tục chỉ ra rằng mặc dù sinh mệnh của người da màu và cảnh sát đều quan trọng nhưng sinh mệnh của người da màu quan trọng hơn.

Ông Obama tin rằng chỉ đến khi nào không còn phân biệt chủng tộc trong lực lượng cảnh sát và xã hội thì bạo lực đối với người da màu mới thôi tiếp diễn.

Tiếp đó, ngay sau vụ nổ súng xảy ra tại Dallas, Tổng thống Obama lại tổ chức một cuộc họp báo khác tại Ba Lan và trong phát biểu của mình, ông lấy làm tiếc về sự thiệt mạng của các cảnh sát.

Tuy nhiên, thay vì tập trung vào vấn đề bạo lực đối với cảnh sát thì Tổng thống Obama lại nhân cơ hội này để kêu gọi kiểm soát súng đạn.

Các nhà phê bình có tư tưởng bảo thủ cho rằng Tổng thống Obama và những người có khuynh hướng tự do thật sự tin rằng phân biệt chủng tộc đang lan tràn tại nước Mỹ và rằng các cảnh sát da trắng “cố tình nhằm vào người da màu”.

Trong trường hợp những vụ tội phạm bạo lực chống lại cảnh sát, những người này tin rằng việc cho phép sử dụng rộng rãi súng đạn chính là nguyên nhân.

Chính quyền Obama vẫn đang tiếp tục thả hàng ngàn tù nhân nhằm xoa dịu các cộng đồng người nước ngoài đang sống tại Mỹ.

Chỉ tính riêng trong năm ngoái, theo báo cáo trình lên Quốc hội cuối tháng 4-2016, gần 20.000 phạm nhân là người nhập cư, trong đó có hàng trăm phạm nhân phạm tội hình sự như xâm hại tình dục, bắt cóc hoặc giết người đã được thả.

Tổng thống đã ra quy định cấm các đơn vị tuyển dụng không được phép yêu cầu hồ sơ tội phạm của ứng viên cho đến khâu cuối cùng của quy trình tuyển dụng.

Và thống đốc bang Virginia đã cho phép hàng ngàn người đã bị kết án tội phạm được quyền bỏ phiếu.

Các cuộc vận động của hai phe bảo thủ và tự do đã chia rẽ sâu sắc nước Mỹ, làm sục sôi hơn nữa cuộc chiến văn hóa.

Dù bên nào thắng trong cuộc đua vào chức tổng thống năm nay thì vẫn sẽ có một nửa quốc gia bị dồn vào phía yếu thế.

Vậy quan điểm nào là chính đáng?

Bất kỳ một sinh viên nào đang theo học ngành khoa học chính trị tại Mỹ cũng sẽ thấy rõ ràng không có bên nào hoàn toàn đúng.

Tuy nhiên, việc truyền thông ủng hộ Tổng thống Obama cho thấy ông đang chiếm được hoàn toàn tâm trí của rất nhiều người dân Mỹ, trong khi các quan điểm của phe bảo thủ lại dựa trên cơ sở các chứng cứ rõ ràng.

Một số liệu thống kê cho thấy rõ điều này. Năm 2015, theo một nghiên cứu của báo Washington Post, khoảng 965 người dân Mỹ đã bị cảnh sát bắn chết.

Các phát hiện chính bao gồm “(1) Tỉ lệ số vụ cảnh sát da trắng bắn người da đen không có vũ khí chiếm dưới 4% trong tổng số các vụ nổ súng gây chết người;

(2) Trong số ba phần tư các vụ xảy ra, chính cảnh sát hoặc đang bị tấn công hoặc đang bảo vệ người dân. Nói cách khác là họ đang làm nhiệm vụ;

(3) Hầu hết nạn nhân bị bắn đều trong tình trạng khua vũ khí đe dọa, cố ý thách thức cảnh sát để được chết yên lành hay có vấn đề thần kinh hoặc bỏ chạy khi cảnh sát ra lệnh đầu hàng;

(4) Và gần một phần ba số vụ nổ súng của cảnh sát là do kết quả của việc truy đuổi xe bỏ chạy khi được yêu cầu dừng lại vì vi phạm lỗi giao thông sơ đẳng”.

Các kết quả này đã cho thấy rằng không hề có cái gọi là nổ súng đại trà giết hại người da màu không mang vũ khí.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama đã vội vã chỉ ra rằng người da màu chỉ chiếm 6% dân số Mỹ, vì vậy họ luôn là mục tiêu.

Đáp lại điều này, những người có khuynh hướng bảo thủ chỉ ra rằng số người da màu phạm tội giết người nhiều gấp 8 lần tổng số người da trắng và Mỹ Latin gộp lại.

Mặc dù người da màu chỉ chiếm 13% tổng dân số nhưng thủ phạm của các vụ giết người và cướp bóc lại chủ yếu là nhóm dân này.

Tổng thống Obama đưa ra quan điểm phản đối, cho rằng hình ảnh người da màu đã bị xây dựng một cách không công bằng nên họ thường bị cảnh sát bắt kể cả khi không đáng bị bắt.

Các khảo sát của Pew Foundation cho thấy đa số - 60% - người da trắng được hỏi nói không thấy phân biệt chủng tộc hiện hữu ở Mỹ trong khi 60% số người được hỏi là người da màu trả lời có.

Vậy là sắc tộc bị chia rẽ và người dân tin rằng điều này đã trở nên tồi tệ hơn dưới thời của Tổng thống Obama.

Việc coi các vụ cảnh sát nổ súng vào người da màu là phân biệt chủng tộc và các vụ nổ súng vào cảnh sát là do vấn đề kiểm soát súng dường như chỉ góp phần làm chia rẽ nước Mỹ thêm chứ không khiến người dân đoàn kết hơn.

Chừng nào các bên còn chưa chịu thảo luận các vấn đề này một cách trung thực thì chúng ta sẽ còn thấy nhiều biến động hơn nữa trong xã hội Mỹ.

Thiên vị

Việc truyền thông thiên vị ủng hộ các quan điểm của Tổng thống Obama được thấy rõ trong việc đưa tin về các vụ nổ súng vào người da màu.

Tất cả các cuộc nổ súng vào người da màu đều thống lĩnh các chương trình thời sự trong nhiều ngày.

Tất cả mọi người dân Mỹ đều biết rõ tên của từng nạn nhân da màu - hai nạn nhân cuối cùng là Philando Castile và Anton Sterling.

Các phóng sự đều xoáy sâu vào một ý cốt lõi rằng cảnh sát là những người phân biệt chủng tộc và người da màu thường gặp phải các vấn đề chính đáng với cảnh sát.

Ngược lại, tin về các nạn nhân của các vụ nổ súng là người da trắng và Mỹ Latin lại rất mờ nhạt, ít nhất là trên các kênh quốc gia.

Tiến sĨ TERRY F. BUSS (viện sĩ Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar