24/12/2024 08:58 GMT+7

Mỹ có đòi lại được kênh đào Panama?

Kênh đào Panama gần đây trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố muốn lấy lại kênh đào này vì cho rằng chính quyền Panama đang thu phí quá cao.

Mỹ có đòi lại được kênh đào Panama? - Ảnh 1.

Ảnh chụp tàu qua kênh đào Panama tháng 4-2023 - Ảnh: REUTERS

Là một trong những thành tựu kỹ thuật đáng tự hào và là tuyến đường huyết mạch của thương mại toàn cầu, kênh đào Panama một lần nữa trở thành trung tâm của căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Panama.

Panama không nhân nhượng

Hôm 21-12, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho biết mức phí của kênh đào Panama là "sự cướp bóc trắng trợn đối với nước Mỹ". Ông khẳng định: "Nếu các nguyên tắc, cả về mặt đạo đức và pháp lý, của cử chỉ hào phóng này không được tuân thủ, chúng ta sẽ yêu cầu trả lại toàn bộ kênh đào Panama cho Mỹ và miễn thắc mắc".

Một ngày sau đó, Tổng thống Panama José Raúl Mulino khẳng định đanh thép: "Là tổng thống, tôi muốn bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng mỗi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực xung quanh đều thuộc về Panama, điều này sẽ luôn luôn như vậy. Chủ quyền và độc lập của đất nước chúng ta là thứ không thể thương lượng".

Ngoài ra, ông Mulino khẳng định kênh đào Panama không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của Trung Quốc, châu Âu, Mỹ hay bất cứ thế lực nào khác. Ông kịch liệt phản đối bất kỳ biểu hiện nào làm méo mó thực tế này vì "Panama tôn trọng các quốc gia khác và cũng yêu cầu được các nước khác tôn trọng", theo The Hill.

Có thể thấy ông Trump đã viện dẫn những lo ngại về mặt chi phí, quản lý và tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ nhằm đe dọa đòi Panama trả lại kênh đào này.

Cụ thể, Tổng thống đắc cử Mỹ còn cáo buộc quốc gia Trung Mỹ này thu phí quá cao đối với tàu thuyền đi qua kênh đào Panama nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Khoản phí này thay đổi tùy theo kích thước và mục đích của tàu thuyền, dao động từ thấp nhất 0,5 USD đến cao nhất 300.000 USD.

Phản bác lại lời phàn nàn của ông Trump về mức phí này, Tổng thống Mulino cho hay kênh đào Panama đã tiếp tục mở rộng và phát triển kể từ khi Panama tiếp quản khu vực này, cũng như các mức phí được đưa ra là hoàn toàn công bằng.

"Các mức phí không phải là ngẫu hứng. Chúng được ban hành công khai trong một phiên điều trần mở, sau khi cân nhắc đến các điều kiện thị trường, cạnh tranh quốc tế, chi phí vận hành và nhu cầu hiện đại hóa của tuyến đường xuyên đại dương", ông Mulino nói thêm.

Mỹ liên quan gì đến kênh đào Panama?

Theo chuyên gia cấp cao về thị trường vận tải hàng hóa Craig Fuller, kênh đào Panama đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung, với 6% tổng thương mại hàng hải toàn cầu đi qua khu vực này.

Đáng chú ý, nước Mỹ cũng là quốc gia sử dụng kênh đào này nhiều nhất. Trong đó trung bình khoảng 40% lưu lượng container của Mỹ đi qua kênh đào này mỗi năm, tương đương với khoảng 270 tỉ USD, theo CNBC.

Mỹ có đòi lại được kênh đào Panama? - Ảnh 2.

Nguồn: Panama Canal Authority - Dữ liệu: Khánh Quỳnh - Đồ họa: TUẤN ANH

"Mỹ là nguồn và điểm đến chính đối với các phương tiện lưu thông qua kênh đào của chúng tôi. Tất cả các loại hàng hóa và container liên quan đến Mỹ ước tính chiếm khoảng 73% lưu lượng giao thông tại đây", ông Ricaurte Vásquez Morales, quản lý kênh đào Panama, cho biết.

Hiện chưa rõ tại sao ông Trump lại đề cập đến kênh đào Panama những ngày gần đây. Tuy nhiên Panama luôn là đồng minh vững chắc của Mỹ kể từ khi Washington lật đổ chế độ Manuel Noriega vào năm 1989. 

Được biết, việc xây dựng kênh đào Panama bắt đầu vào năm 1904 dưới thời Tổng thống Teddy Roosevelt. Tại thời điểm đó, đây được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ.

Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter và nhà lãnh đạo Panama Omar Torrijos đã ký kết một hiệp ước chuyển giao quyền kiểm soát kênh đào Panama từ Mỹ sang Panama. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 31-12-1999, chấm dứt gần một thế kỷ Mỹ quản lý kênh đào.

Sau đó, Chính phủ Panama đã thành lập cơ quan chuyên trách để vận hành kênh đào này và chi hơn 5 tỉ USD để mở rộng cửa cống - khu vực mới bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2016. Đây là lý do giải thích tại sao Tổng thống Mulino đanh thép khẳng định mọi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực xung quanh đều thuộc chủ quyền Panama.

Chuyên gia phân tích cấp cao Greg Miller từ ấn phẩm hàng hải Lloyd's List nhận định lời đe dọa lấy lại kênh đào Panama của ông Trump khó có trở thành hiện thực. Ông Miller cho rằng Mỹ không có cơ sở pháp lý để lấy lại kênh đào, trừ khi xâm lược Panama. Đây là cách duy nhất, nhưng kịch bản này rất ít khả năng xảy ra.

Thế nhưng kênh đào Panama vẫn sẽ là trọng tâm trong chính sách đối ngoại Mỹ cũng như có thể gây ra những tranh chấp địa chính trị trong tương lai. Vấn đề này đòi hỏi nhà lãnh đạo Mỹ và Panama cần đạt được thế cân bằng giữa việc đảm bảo lợi ích của Mỹ nhưng vẫn tôn trọng chủ quyền của Panama. 

Đây không chỉ là câu chuyện giữa hai nước mà còn liên quan đến sự ổn định của tuyến thương mại toàn cầu và tình hình quan hệ quốc tế trong khu vực.

Mối lo ngại về Trung Quốc

Bên cạnh hiệp ước chuyển giao quyền kiểm soát kênh đào từ Mỹ sang Panama vào năm 1977, lãnh đạo của hai nước còn ký kết một hiệp ước khác có tên "Hiệp ước trung lập" cùng năm, quy định kênh đào Panama sẽ duy trì trạng thái trung lập vĩnh viễn và đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng đối với tất cả các nước.

Tuy nhiên giới phân tích cho rằng việc ông Trump lên tiếng về mức phí cao tại kênh đào Panama không chỉ liên quan đến lợi ích kinh tế Mỹ, mà còn phản ánh mối lo ngại về ảnh hưởng ngày càng rộng lớn của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã tăng cường các khoản đầu tư đáng kể vào kênh đào này, kể từ khi Panama công nhận quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 2017. Điều này có thể đặt ra mối hoài nghi về tính trung lập của kênh đào Panama, cũng như khiến Mỹ lo lắng về những rủi ro chiến lược.

Ông Trump dọa 'đòi lại' kênh đào Panama vì phí quá mắc

Nếu Panama không điều chỉnh phí qua lại kênh đào đang ở mức "vô lý", ông Trump dọa sẽ đòi lại con kênh nhân tạo chiến lược này bởi Mỹ đã hao tiền tốn của xây dựng nó trước đây.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Các sân bay Matxcơva liên tục đóng, mở cửa do drone tấn công từ Ukraine

Các sân bay ở Matxcơva đã phải đóng và mở cửa trở lại nhiều lần trong 2 ngày qua, do các cuộc tấn công bằng drone từ Ukraine gây gián đoạn hoạt động hàng không và an ninh thủ đô.

Các sân bay Matxcơva liên tục đóng, mở cửa do drone tấn công từ Ukraine

CNBC: Nike tăng giá nhiều mặt hàng 2-10 USD ngay trong tuần này

Việc tăng giá sẽ chính thức áp dụng từ ngày 1-6, nhưng người tiêu dùng có thể thấy giá trên kệ thay đổi ngay trong tuần này.

CNBC: Nike tăng giá nhiều mặt hàng 2-10 USD ngay trong tuần này

Du lịch Mỹ đang mất sức hút?

Số lượng các công ty châu Âu đặt vé và phòng khách sạn đến Mỹ vào tháng 4 đã giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm trước.

Du lịch Mỹ đang mất sức hút?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar