15/04/2020 07:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mỹ cho phép xét nghiệm virus corona qua nước bọt, đỡ lây nhiễm cho y bác sĩ

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiến hành xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không trong những trường hợp khẩn cấp.

Mỹ cho phép xét nghiệm virus corona qua nước bọt, đỡ lây nhiễm cho y bác sĩ - Ảnh 1.

Với bộ xét nghiệm qua nước bọt, người cần xét nghiệm sẽ nhận một ống nhựa và tự nhổ nước bọt vào đó nhiều lần rồi ống sẽ được đưa vào xử lý - Ảnh: R.U.

Theo thông cáo báo chí của Trường đại học Rutgers (bang New Jersey), nơi đang làm các xét nghiệm trên cùng một số nhóm nghiên cứu khác, cho biết đã nhận được ủy quyền của FDA cho phép sử dụng xét nghiệm mới.

Đây là xét nghiệm với nước bọt đầu tiên nhận được sự ủy quyền sử dụng của FDA.

Thông cáo nêu rõ việc sử dụng nước bọt để chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể nâng cao khả năng xét nghiệm trên toàn nước Mỹ.

Trước mắt phương pháp thử này sẽ được áp dụng tại các bệnh viện và trung tâm y tế có hợp tác với Trường đại học Rutgers. Phòng thí nghiệm của trường có thể xử lý 10.000 mẫu bệnh phẩm mỗi ngày.

Tuy nhiên, FDA cũng cảnh báo rằng các bệnh nhân nhận được kết quả âm tính từ xét nghiệm này vẫn sẽ phải được xác nhận bằng kết quả của một phương pháp thử khác.

Trong giấy cấp phép cho xét nghiệm của Đại học Rutgers, FDA cũng nhấn mạnh rằng xét nghiệm chỉ nên được thực hiện ở cơ sở y tế đặt dưới sự giám sát của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được đào tạo.

Cho tới nay, việc tiến hành xét nghiệm được thực hiện thông qua lấy gạc mũi hoặc hầu họng.

Mỹ cho phép xét nghiệm virus corona qua nước bọt, đỡ lây nhiễm cho y bác sĩ - Ảnh 2.

Y bác sĩ lấy dịch hầu họng ở người bệnh nên dễ bị lây nhiễm chéo - Ảnh: AFP

Theo cách này, nhân viên y tế phải tiến hành lấy mẫu. Nhiều điểm bệnh viện có yêu cầu gắt gao thường buộc nhân viên phải thay khẩu trang và găng tay mỗi khi lấy mẫu và điều đó khiến hao hụt vật dụng bảo hộ nhanh chóng lẫn gây tốn kém thời gian theo quy trình.

Quan trọng hơn, ông Andrew Brooks - giám đốc điều hành và giám đốc phát triển công nghệ thuộc phòng thí nghiệm sinh học RUCDR của Đại học Rutgers, cho biết giải pháp này cũng sẽ giúp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tránh nguy cơ bị nhiễm khi thực hiện việc lấy mẫu từ vòm họng.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết hơn nửa số nhân viên y tế Mỹ mắc COVID-19 là do tiếp xúc gần với người bệnh hoặc đồng nghiệp tại nơi làm việc. Phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ tốt hơn những y bác sĩ ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch.

Với bộ xét nghiệm qua nước bọt, người cần xét nghiệm sẽ nhận một ống nhựa và tự nhổ nước bọt vào đó nhiều lần. Ống nhựa sẽ được chuyển lại cho nhân viên y tế để đưa vào xử lý trong phòng thí nghiệm.

ĐH Rutgers đã thử nghiệm xét nghiệm của mình trên 60 người bệnh, đối chiếu với phương pháp đang hiện hành khác và cho kết quả giống nhau.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh trên khắp các bang của Mỹ, quốc gia này đang phải đối mặt với sự thiếu hụt các bộ xét nghiệm, một số phòng thí nghiệm đã tiến hành nghiên cứu phát triển phương pháp xét nghiệm bằng nước bọt và các phương pháp khác nhằm chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2.

Cho tới nay, FDA đã làm việc với hơn 300 nhà phát triển các phương pháp xét nghiệm và những đơn vị này đã gửi yêu cầu FDA cho phép sử dụng các xét nghiệm của họ để đẩy nhanh việc chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2.

7.000 hiệu thuốc phải khai báo người mua thuốc ho, sốt GS Pháp tiết lộ kết quả thử nghiệm thuốc sốt rét cho hơn 1.000 bệnh nhân Chạy đua tìm 'thần dược' - Kỳ cuối: Tìm thuốc điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar