18/02/2021 11:14 GMT+7

Mỹ buộc tội 3 công dân Triều Tiên tấn công mạng 'trộm' hơn 1,3 tỉ USD

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Ngày 17-2, Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội 3 công dân làm việc cho cơ quan tình báo quân đội Triều Tiên, liên quan đến một chiến dịch tấn công mạng nhằm đánh cắp 1,3 tỉ USD từ các ngân hàng và các doanh nghiệp.

Mỹ buộc tội 3 công dân Triều Tiên tấn công mạng trộm hơn 1,3 tỉ USD - Ảnh 1.

Bộ Tư pháp Mỹ đã ra lệnh bắt giữ các tin tặc Triều Tiên Jon Chang Hyok, Kim Il và Park Jin Hyok - Ảnh: DOJ

"Các đặc vụ của Triều Tiên sử dụng bàn phím thay vì súng để đánh cắp các ví tiền điện tử thay vì các bao tải tiền mặt, là những kẻ cướp ngân hàng hàng đầu thế giới", trợ lý bộ trưởng Tư pháp Mỹ John Demers tuyên bố.

Đây là hành động đầu tiên chống lại Bình Nhưỡng của chính quyền Tổng thống Joe Biden, nhắm vào cái mà Bộ Tư pháp gọi là "chiến dịch tội phạm toàn cầu" do Triều Tiên tiến hành, theo Hãng tin AFP.

Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc bộ ba này đã tiến hành các cuộc tấn công mạng và sử dụng phần mềm độc hại trên diện rộng nhằm đem tiền về cho Chính phủ Triều Tiên và né các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Trong ít nhất 7 năm qua, bộ ba trên đã tạo ra các ứng dụng tiền điện tử chứa mã độc có khả năng mở cửa hậu thâm nhập các máy tính mục tiêu, tấn công các công ty tiếp thị và giao dịch tiền ảo như bitcoin và phát triển nền tảng blockchain (hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin được liên kết với nhau nhờ mã hóa) để né các lệnh trừng phạt và bí mật gây quỹ.

Vụ kiện nộp lên tòa án liên bang tại Los Angeles này dựa vào các cáo buộc đối với ông Park Jin Hyok, 1 trong 3 lập trình viên Triều Tiên trên, hồi năm 2018. Ông Park bị buộc tội tấn công trả đũa Hãng Sony năm 2014, tạo ra mã độc tống tiền trong vụ WannaCry nổi tiếng và vụ trộm 81 triệu USD khỏi Ngân hàng Trung ương Bangladesh vào năm 2016.

Các cáo buộc mới thêm tên 2 bị cáo khác là ông Jon Chang Hyok và Kim Il. Cả ba đều chưa bị bắt giữ. Theo đó, cả 3 người này đã làm việc với nhau trong Tổng cục Trinh sát chuyên về tấn công mạng của tình báo quân đội Triều Tiên. Cộng đồng an ninh mạng thường biết đến bộ phận này với tên gọi là Lazarus Group, hay APT 38.

Ngoài các cáo buộc trước đó, 3 quan chức này bị cáo buộc hoạt động bên ngoài Triều Tiên, cụ thể là tại Nga và Trung Quốc, để tấn công máy tính bằng các công nghệ phishing (giả mạo người có thẩm quyền để lừa lấy thông tin từ người dùng) và quảng bá các ứng dụng tiền điện tử chứa phần mềm độc hại để khoắng sạch các ví tiền điện tử của nạn nhân.

Họ cũng bị cáo buộc cướp các sàn giao dịch tiền điện tử ở Slovenia và Indonesia, tống tiền khoảng 11,8 triệu USD đối với một sàn giao dịch ở New York (Mỹ). Trong kế hoạch năm 2018, họ đã cướp 6,1 triệu USD từ các ATM ở BankIslami, Pakistan sau khi thâm nhập hệ thống máy tính của ngân hàng này.

Bộ Tư pháp Mỹ không nêu rõ tổng số tiền mà 3 bị cáo đã đánh cắp từ các hoạt động tấn công mạng của mình. Bộ cho biết tất cả các hành động này nhằm "thúc đẩy các lợi ích chiến lược và tài chính của chính phủ (Triều Tiên) và nhà lãnh đạo của họ là ông Kim Jong Un".

Ông Demers cho biết việc tuyên bố các cáo trạng này là một bước quan trọng để xác định vấn đề và xây dựng sự đồng thuận quốc tế về vấn đề này.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ông Ghaleb Alaumary, công dân Mỹ gốc Canada, đã nhận tội rửa tiền cho nhóm tin tặc Triều Tiên.

Ngoại trưởng Mỹ: Tin tặc Triều Tiên, Trung Quốc tấn công mạng Mỹ 'mạnh' hơn cả Nga

TTO - 'Người Nga đã liên tục cố gắng xâm nhập máy chủ không chỉ các cơ quan chính phủ mà còn cả các doanh nghiệp Mỹ. Các cuộc tấn công từ Trung Quốc và Triều Tiên còn mạnh mẽ hơn vậy', ông Pompeo cáo buộc ngày 14-12.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Pearson và Google Cloud bắt tay phát triển các công cụ hỗ trợ AI dành cho ngành giáo dục.

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar