31/12/2019 11:32 GMT+7

Microsoft nói bị tin tặc Triều Tiên lợi dụng để ăn cắp thông tin

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Ngày 30-12, Microsoft thông báo đã kiểm soát được các tên miền bị sử dụng để đánh cắp thông tin. Thallium, nhóm tin tặc được cho là của Triều Tiên, là đối tượng bị nghi ngờ sở hữu các tên miền này.

Microsoft nói bị tin tặc Triều Tiên lợi dụng để ăn cắp thông tin - Ảnh 1.

Microsoft thông báo đã kiểm soát 50 tên miền do Thallium sử dụng - Ảnh: MICROSOFT

Theo thông báo của Microsoft, Thallium bị tình nghi hoạt động dưới sự chỉ đạo của Triều Tiên. Trong những đối tượng bị nhóm tin tặc này nhắm đến tấn công có các nhân viên chính phủ, chuyên gia tư vấn chính sách, nhân sự tại các trường đại học và các cá nhân làm việc liên quan đến vấn đề Triều Tiên.

Cũng theo Microsoft, đa số mục tiêu của Thallium nằm ở Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.

Reuters cho biết Thallium thường lừa nạn nhân bằng cách gửi thông báo giả danh Microsoft tới người dùng với nội dung cảnh báo lỗi. Những bức thư này giống thật đến từng chi tiết, dễ dàng đánh lừa người nhận.

Sau khi nhấp vào đường link trong thư, người dùng sẽ được yêu cầu sử dụng thông tin tài khoản để đăng nhập vào trang web. Sau khi thành công, Thallium có thể tiếp cận nội dung hộp thư của nạn nhân và xem tất cả các thư từ, danh sách liên lạc, lịch hẹn hay bất cứ thông tin nào hữu ích.

Microsoft nói bị tin tặc Triều Tiên lợi dụng để ăn cắp thông tin - Ảnh 2.

Bức thư Thallium sử dụng để đánh lừa mục tiêu - Ảnh: MICROSOFT

Chưa dừng lại ở đó, Thallium sẽ tiếp tục gửi thêm quy định về việc chuyển tiếp tất cả các thư mới cho tài khoản mà nhóm kiểm soát. Nói cách khác, Thallium có thể tiếp tục nhận được tất cả các thư mới của nạn nhân, ngay cả khi mật mã tài khoản đã được đổi.

Microsoft cho biết hiện đã kiểm soát được 50 tên miền bị Thallium sử dụng, sau khi nhận được yêu cầu từ tòa án quận phía đông Virginia (Mỹ), bắt nguồn từ một hồ sơ kiện nhóm tin tặc trên.

Ngoài thư giả danh, Thallium còn sử dụng một số phần mềm độc hại để xâm nhập hệ thống và đánh cắp dữ liệu. Microsoft nói đây là nhóm tin tặc thứ tư mà họ phải giải quyết được cho là thuộc về một chính phủ, trước đó là Barium (Trung Quốc), Strontium (Nga) và Phosphorus (Iran).

Đại học Scotland tạo ra chip không thể bẻ khóa thách thức mọi tin tặc

TTO - Con chip mới lưu trữ dữ liệu dưới dạng ánh sáng. Và ánh sáng này bị uốn cong, khúc xạ để làm xáo trộn thông tin.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar