27/08/2024 15:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mực nước biển dâng cao chưa từng có ở Thái Bình Dương, nguy cơ thảm họa toàn cầu

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo mực nước biển dâng cao chưa từng có ở các đảo tại Thái Bình Dương, đe dọa gây ra thảm họa toàn cầu.

Liên Hiệp Quốc: mực nước biển dâng cao chưa từng có ở Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Nhiệt độ toàn cầu nóng lên làm mực nước biển dâng lên, đe dọa đến các quốc đảo ở Thái Bình Dương - Ảnh: CNN

Phát biểu tại Diễn đàn Các quần đảo Thái Bình Dương ở thủ đô Nuku'alofa, Tonga hôm 27-8, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước trên thế giới hãy cứu lấy biển cả, trong bối cảnh mực nước biển dâng cao chưa từng có ở các đảo tại Thái Bình Dương.

Ông Guterres cũng kêu gọi thế giới tăng mạnh nguồn tài chính và hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương đang phải đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khủng hoảng khí hậu.

“Một cuộc khủng hoảng sẽ sớm lan rộng đến mức con người gần như không thể tưởng tượng được, không một xuồng cứu sinh nào có thể đưa chúng ta quay trở về bến bờ an toàn”, Đài CNN dẫn lời ông Guterres hôm 27-8.

Song song với thời gian diễn ra Diễn đàn Các quần đảo Thái Bình Dương, Liên Hiệp Quốc cũng công bố hai bản báo cáo nêu chi tiết về việc khủng hoảng khí hậu đang đẩy nhanh những thay đổi thảm khốc ở đại dương.

Theo báo cáo về tình hình khí hậu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nhiệt độ đo được ở mặt biển tại vùng tây nam Thái Bình Dương đã tăng lên nhanh gấp ba lần so với mức trung bình toàn cầu từ năm 1980.

Bản báo cáo này cho biết giới chuyên gia cũng phát hiện mực nước biển trong khu vực đã dâng cao gần gấp đôi so với mức trung bình trong 30 năm qua.

Các nhà nghiên cứu cho biết đại dương đã hấp thu 90% lượng nhiệt toàn cầu từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch của con người. 

Ngoài ra đại dương nóng lên gây ra hiện tượng băng tan, từ đó khiến mực nước biển tăng theo.

Trong đó quần đảo Thái Bình Dương đang bị ảnh hưởng nặng nề hơn hầu hết các nơi khác, phải gánh chịu "ba đòn giáng" gồm hiện tượng nóng lên của đại dương, mực nước biển dâng cao và axit hóa, gây hại cho hệ sinh thái, phá hoại mùa màng, làm ô nhiễm nguồn nước ngọt và hủy hoại sinh kế của người dân địa phương.

Các nhà lãnh đạo về khí hậu cho biết mặc dù các đảo Thái Bình Dương phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng do mực nước biển dâng cao nhưng đây vẫn là vấn đề toàn cầu.

Vấn đề này gây ra rủi ro lớn đối với sự an toàn, an ninh và tính bền vững của nhiều đảo thấp, các thành phố ven biển, các đồng bằng nông nghiệp nhiệt đới rộng lớn và các cộng đồng người dân ở Bắc Cực.

Mực nước biển toàn cầu tăng đột biến do El Nino

Dữ liệu cho thấy mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 9,4cm kể từ năm 1993.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Mỗi khi nồng độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m³, nguy cơ mất trí nhớ tăng 17%. Với bồ hóng, mỗi khi tăng thêm 1 µg/m³ thì nguy cơ mất trí nhớ tăng tới 13%...

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Đột phá vật liệu chống dính 'xịn' hơn Teflon, an toàn với người

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Toronto (Canada) vừa công bố loại vật liệu chống dính mới có thể thay thế Teflon, giúp giảm đáng kể việc sử dụng các 'hóa chất vĩnh cửu' PFAS độc hại với con người.

Đột phá vật liệu chống dính 'xịn' hơn Teflon, an toàn với người

Khoa học cảnh báo: AI có thể 'tự học và lây truyền sự lệch chuẩn'

Các nghiên cứu mới cảnh báo ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI): các mô hình AI không chỉ học điều con người dạy, mà còn có thể tự truyền cho nhau hành vi lệch chuẩn qua những 'tín hiệu ngầm' mà chính con người không biết.

Khoa học cảnh báo: AI có thể 'tự học và lây truyền sự lệch chuẩn'

320 triệu cây xanh bị sét đánh chết mỗi năm, thải ra 1 tỉ tấn CO₂

Thông qua phân tích dữ liệu sét từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện sét là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của cây rừng, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới.

320 triệu cây xanh bị sét đánh chết mỗi năm, thải ra 1 tỉ tấn CO₂

Nghịch lý khí hậu: Đất càng khô hạn, biển dâng càng nhanh

Một nghiên cứu mới cho thấy hiện tượng khô hạn trên diện rộng, bao gồm việc nước ngọt từ đất liền chảy ra biển, đang là nguyên nhân chính gây mực nước biển dâng.

Nghịch lý khí hậu: Đất càng khô hạn, biển dâng càng nhanh

Không có Trái đất thứ hai

Chuyển dịch từ hành tinh xanh (Trái đất) đến hành tinh đỏ (sao Hỏa), cho đến sau phần tư đầu tiên của thế kỷ 21, vẫn chưa thật sự khởi động đúng nghĩa.

Không có Trái đất thứ hai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar