09/08/2011 17:52 GMT+7

Mùa nhãn quê tôi

NGUYỄN DỊU
NGUYỄN DỊU

TTO - Sáng đầu tháng 8 chợt nhận ra trời bắt đầu se lạnh, Hà Nội đang vào thu. Lại nhớ mỗi độ trời dịu mát thế này, ở quê hối hả vụ thu hoạch nhãn…

Phóng to
Chợ nhãn đầu làng chỉ tấp nập mỗi dịp tháng 8 khi mùa nhãn chín rộ - Ảnh: Nguyễn Dịu

Mới ra trường được vài tháng mà cuộc sống dường như thay đổi hẳn, bận hơn, lo nhiều thứ hơn khiến đôi khi nhìn lại chợt thấy mình lạ. Lâu lắm không về quê. Đi làm chẳng được như thời sinh viên muốn về là phi xe về ngay, để suốt ngày ra vườn nhãn giúp bố mẹ.

Xa quê, mỗi khi người ta khen “con gái Hưng Yên mắt đen như hạt nhãn lồng” là lại tủm tỉm cười vui. Mười mấy năm sống bên vườn nhãn, cứ thấy mọi thứ bình thường, mà khi xa sao thèm hương thơm hoa nhãn, thèm nhìn thấy chồi xanh non của mỗi lần nhãn đâm lộc, thèm phiên chợ mùa nhãn đông đúc… đến thế.

Cây nhãn bình dị vẫn gắn bó với người Hưng Yên quê tôi bao đời nay, từ những kỷ niệm hằng ngày đến nỗi nhớ da diết về tình quê hương.

Nhớ hồi nhỏ, bố mẹ bận đi làm, lũ nhỏ trong xóm thường rủ nhau chơi đồ hàng, hú tìm dưới những gốc nhãn, làm nhẵn cả một khoảng đất xung quanh gốc. Mỗi độ nhãn trổ hoa hay vào vụ thu hoạch, cả nhà cùng nhau làm vườn, cùng nhau trảy nhãn. Trẻ con mặt phụng phịu, mếo máo đòi đi chơi: “Chán trảy nhãn lắm rồi, chả lẽ cả đời phải trảy nhãn sao hở mẹ?!".

Suy nghĩ ngô nghê thuở nhỏ vẫn làm tôi nực cười mỗi lần nhớ lại.

Ở đất nhãn mỗi khi vào vụ, ra đường mọi người đều hỏi thăm nhau: “Năm nay có được quả không?”, “cây nhãn cội nhà bác vẫn đậu quả chứ?”, “đổ (bán) nhãn cho mối nào?”… Đám thanh niên thì ngêu ngao “thơ ca” vừa để trêu nhau: “Hoa nhãn trổ, hoa tỏa hương ngào ngạt/ Tình nồng nàn cũng nở rộ nỗi chờ mong”.

Phóng to
Nhãn Hưng Yên thường có vỏ hơi dầy, gai, mã vàng sậm… - Ảnh: Nguyễn Dịu

Có hai đợt thu hoạch nhãn mỗi vụ chín: nhãn trà sớm và nhãn chính vụ. Nhãn trà sớm là lứa nhãn ra hoa, kết quả và chín trước. Vì trái vụ nên loại nhãn này thường ngọt hơn, bán đắt hàng hơn.

Ngày trước nhãn trà tự nhiên, số lượng ít mà quả cũng to và ngon hơn. Nhãn trà vừa chín, bao giờ nội cũng phần cho tôi những chùm nhãn ngon ngọt nhất. Từng quả nhãn lồng, cùi dày trắng ngà, mọng nước, ngọt ngào như tấm lòng đầy tình thương yêu của nội dành cho cháu cưng…

Từ xưa đến nay, không phải ở đâu trên đất Hưng Yên đều có nhãn. Những xã ngoại thành thành phố, huyện Tiên Lữ, huyện Khoái Châu nhãn vừa ngon vừa có nhiều hơn cả. Nội tôi giải thích rằng cây nhãn chỉ tốt, quả chỉ ngon ngọt khi được trồng trên đất phù sa sông Hồng.

Người ta vẫn băn khoăn về cách gọi có phần lạ lùng - nhãn lồng. Ở quê tôi giải thích như thế này: Trước đây nhãn Hưng Yên ít hơn, cây cao hơn và quả cũng to, dày cùi và ăn ngọt hơn. Mỗi độ nhãn chín là rơi, chim hay bọ xít đến ăn quả, phá hoại chùm quả. Người dân tự sáng chế những lồng che chắn chùm nhãn. Rồi mỗi khi vào mùa, người ta chẳng còn nhìn thấy chùm nhãn mà nhìn thấy bao nhiêu lồng treo trên cây cao.

Phóng to
… và cùi day, ăn giòn, ngọt thơm - Ảnh: T.Thành

Nhãn lồng thân cây cổ thụ nay không còn nhiều, chỉ có trong những khu chùa chiền, vườn hoa trong thành phố hoặc mỗi nhà còn một vài cây. Đa số nhãn Hưng Yên hiện nay là nhãn giống mới, được trồng thành khu rộng, quả to nhưng không ngọt bằng nhãn lồng xưa.

Người ta vẫn bảo “Dù ai buôn Bắc bán Đông/ Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”. Và lại nhớ mỗi lần về quê, dọc triền đê hoa nhãn trắng xóa, hương thơm ngào ngạt.

Chợt nhớ, giờ này người quê tôi đang trảy nhãn…

Cách phân biệt nhãn lồng Hưng Yên và nhãn Trung Quốc:

- Quan sát kỹ: nhãn Trung Quốc do vận chuyển xa nên phải dùng chất bảo quản, mã sáng, nhạt màu, vỏ mỏng. Đặc biệt, lá nhãn Trung Quốc có rất ít hoặc bị héo, bản lá to hơn; quả nhãn chỉ tươi trong thời gian ngắn, sau đó thâm lại. Còn nhãn Hưng Yên thường có vỏ hơi dày, gai, mã vàng sậm hơn (như màu đồng), để được lâu hơn.

- Nếm thử: nhãn Hưng Yên cùi dày, ăn có vị thơm, không nhiều nước, khá giòn và vị ngọt sắc đặc trưng.

- Ngoài ra, việc phân biệt còn có thể căn cứ vào giá bán. Giá của nhãn lồng thường đắt hơn nhiều so với các loại nhãn khác trên thị trường (trên 50.000 đồng/kg).

NGUYỄN DỊU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar