03/09/2022 10:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mùa khai trường vắng bóng mẹ cha

PHỐ HƯƠNG
PHỐ HƯƠNG

TTO - ‘Thật ra mình cũng đã quen với việc không còn mẹ ở bên cạnh. Chỉ là hôm trước đến trường nhận lớp, lúc về nhà mới nhận ra, mình không bao giờ có thể nói câu con chào mẹ con mới đi học về nữa…’

Mùa khai trường vắng bóng mẹ cha - Ảnh 1.

Mai Hân và em trai Thành Danh (huyện Bình Chánh, TP.HCM) bên bàn học, hai em đã phải sớm chịu cảnh mồ côi cha do dịch COVID-19 - Ảnh: TỰ TRUNG

Đó là chia sẻ của Lại Phước Trung, học sinh lớp 12 ở TP.HCM. Em mồ côi mẹ trong đợt dịch COVID-19.  

Vượt qua nỗi đau mất mát 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phước Trung kể ngày hôm đó, chính em cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Chỉ biết mẹ được đưa đến bệnh viện, 12 tiếng sau thì nhận tin mẹ qua đời. “Khi còn sống, mẹ em quán xuyến mọi việc nhà để em có thời gian tập trung cho việc học. Một ngày của mẹ đều dành hết cho gia đình, đến khi mẹ bệnh cũng không chịu nói với ai” - Trung kể.

Kể từ ngày không còn mẹ, Trung trở thành người chăm lo nhà cửa để ba và anh hai yên tâm đi làm. Cậu học sinh sắp sửa bước vào năm cuối cấp chia sẻ: “Những công việc ngày xưa mẹ làm thì bây giờ em đều phải tự làm, chỉ có nấu ăn do nấu chưa được ngon nên thi thoảng em nhờ ba. Do không muốn ba phải lo thêm tiền xăng tiền xe, em vẫn đi xe đạp đến trường, về nhà thì học bài và làm việc nhà”. 

Là người hay tâm sự với mẹ, sau khi mẹ mất, Phước Trung phải dành nhiều thời gian bình tĩnh suy nghĩ và tự nói chuyện với chính mình để cùng gia đình đi qua mất mát. Năm học tới, Phước Trung bảo sẽ cố gắng học thật tốt để thi vào ngành sư phạm tiếng Anh của Trường đại học Sư phạm TP.HCM. 

“Ba em hiện tại đang là bảo vệ, trong người lại có nhiều bệnh. Đến một ngày, em hiểu ra em cần suy nghĩ về tương lai phía trước, em phải tập trung học để còn có thể lo lại cho ba, phải chấp nhận để bước tiếp” - Phước Trung bộc bạch.

Nhà trường, địa phương hỗ trợ


Mùa khai trường vắng bóng mẹ cha - Ảnh 2.

Anh Thạch Ủ (quận Tân Phú, TP.HCM), làm thợ hồ bị mất việc, cùng các con đi nhận hàng tiếp tế. Anh rơi vào cảnh gà trống nuôi con khi vợ mất do COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trong khi đó, Trần Dư Xuân sắp sửa bước vào lớp 12 tại TP.HCM thì trong đợt dịch COVID-19 đã mất ba, cũng là người lao động chính trong gia đình. 

“Một ngày kia ba em ngủ rồi không thể dậy nữa. Những năm trước, ba và mẹ vẫn thay phiên đưa các em của em đi học. Nhưng năm nay chỉ còn mẹ đưa các em của em tới trường. Là chị cả trong gia đình, em hiểu em cần trở thành điểm tựa cho mẹ” - Dư Xuân tâm sự.

Trải qua nỗi đau mất ba, Phan Thị Thanh Trúc, học sinh lớp 11 ở TP.HCM, cho biết năm học đầu cấp III vừa qua, điểm số của em bị tuột khá nhiều do phải đối mặt với biến cố quá lớn. Trong nhà ba là lao động chính nên sau khi ba mất, hiện tại, mẹ Trúc phải làm cả sáng lẫn tối, có những ngày đến sau 10h khuya để có thu nhập đủ lo cho Trúc và em gái.

Trúc kể: “Do sắp bước vào năm học mới nên vừa rồi phường có hỗ trợ tập, bút và cặp sách. Thật lòng em rất cảm kích những sự hỗ trợ từ trường và địa phương. 

Bây giờ, em đã lấy lại được tinh thần, tự động viên mình phải ráng học để lo lại cho mẹ, phụ mẹ lo cho em gái. Năm học mới này, em quyết tâm lấy lại danh hiệu học sinh giỏi mà em đã vụt mất vào năm học trước”. 

Quan tâm về mặt tình cảm, tinh thần 

Đã có hơn 10 năm đảm nhiệm trợ lý thanh niên tại Trường THPT Trần Khai Nguyên (TP.HCM), cô Huỳnh Thị Bé Ren cho biết: "Ban giám hiệu vẫn luôn tìm các nguồn kinh phí hỗ trợ, Đoàn trường xin học bổng cho các em. Khi gia đình có đề xuất gì, nhà trường cũng sẽ hỗ trợ nhanh nhất có thể".

Thế nhưng với những học sinh có cha hoặc mẹ mất thì không chỉ do dịch, mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, các em cũng sẽ bị sốc về mặt tình cảm, tinh thần… đặc biệt là với các em rất gần gũi với ba mẹ. 

"Do đó, bên cạnh những hỗ trợ về mặt tài chính, các em cũng rất cần nhận được sự quan tâm và chia sẻ. Người nhà cần quan sát và trò chuyện kịp thời để các em không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần, cần có các yếu tố ngoại cảnh để kéo các em ra khỏi sự mất mát, cô đơn" - cô Bé Ren nói thêm. 

2.091 trẻ dưới 17 tuổi có người thân mất vì COVID-19

Theo thống kê của Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có 2.091 trẻ em và người chưa thành niên đến 17 tuổi mồ côi cha mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc do đại dịch COVID-19. Riêng TP.HCM đã có hơn 1.500 trẻ mồ côi.

Xúc động ngày hội tới trường của 200 học sinh mồ côi vì dịch COVID-19

TTO - Chiều 26-8, ngày hội tới trường 2022 - 2023 của 200 học sinh đầu tiên ở Trường Hy Vọng (Hope School) - ngôi trường nuôi dưỡng và đào tạo các em nhỏ không may mất cha mẹ vì dịch COVID-19 - đã diễn ra tại Đà Nẵng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tặng laptop, miễn phí ký túc xá cho tân sinh viên

Năm 2025, tân sinh viên Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị sẽ được nhà trường tặng một máy tính xách tay phục vụ học tập, nghiên cứu và phát triển kỹ năng số.

Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tặng laptop, miễn phí ký túc xá cho tân sinh viên

Luận án tiến sĩ đạo văn ở Huế: Trừ phần đạo văn, luận án vẫn có ý nghĩa khoa học

Kết luận của hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị tố đạo văn ở Huế cho rằng loại trừ phần được xác định đạo văn, trùng lặp thì nội dung ở chương 2 và chương 3 của luận án vẫn có ý nghĩa khoa học.

Luận án tiến sĩ đạo văn ở Huế: Trừ phần đạo văn, luận án vẫn có ý nghĩa khoa học

Đề xuất tăng học phí đại học theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề xuất mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm học 2025-2026 trở đi.

Đề xuất tăng học phí đại học theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

Vào lớp 10 một trường ở Nghệ An chỉ cần 2,5 điểm

Học sinh dự thi 3 môn nếu đạt 2,5 điểm (bao gồm cả điểm ưu tiên và khuyến khích nếu có) sẽ trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Nam Đàn 2, Nghệ An.

Vào lớp 10 một trường ở Nghệ An chỉ cần 2,5 điểm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar