05/04/2020 09:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mùa dịch, cánh mày râu ra tay vào bếp

CÔNG TRIỆU
CÔNG TRIỆU

TTO - Tận dụng khoảng thời gian trống ở nhà trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19, thay vì nghỉ ngơi, cánh mày râu tìm niềm vui bằng cách quây quần bên gian bếp.

Mùa dịch, cánh mày râu ra tay vào bếp - Ảnh 1.

Anh Phạm Minh Hiền chế biến món cơm cháy kho quẹt - Ảnh: C.T.

Nấu ăn giúp mình thấy vui vẻ, thích thú vào mỗi sáng thức dậy và hạnh phúc khi đón nhận những lời khen từ người ăn.

Phạm Minh Hiền

Từ chỗ "làm quen", nấu nướng chăm sóc cho người thân, nhiều bạn trẻ đã lên mạng rao bán những chiếc bánh, mâm cơm do tay mình chế biến với những thành công bước đầu.

"Yêu" lúc nào chẳng hay

Một trong số những chàng trai đó là Nguyễn Văn Tùng, 25 tuổi, ngụ Hà Nội. Tùng làm nghề "review" các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn nổi tiếng trong và ngoài nước. Vì không được đi đây đi đó như trước, Tùng làm việc từ xa tại nhà. Khi lượng công việc bị rút ngắn, không phải di chuyển, thời gian rảnh của Tùng nhiều hơn.

Anh bảo bản thân luôn bị mê hoặc trước những món ăn ngon nhưng phần vì không có thời gian, phần vì "lười" khi nấu ăn một mình nên anh ít chủ động vào bếp. Nhưng gần hai tháng trở lại đây, việc đi chợ, chọn cho mình nguồn thực phẩm sạch rồi tạo nên những bữa ăn đúng khẩu vị là việc làm ưa thích mỗi ngày của anh.

Để việc đi chợ nhanh gọn nhất, mỗi tối chàng trai đều phải lên mạng tìm bài viết hướng dẫn về các món ăn mình định nấu, vạch sẵn những thứ cần mua ra giấy. "Nhớ nhất nấu mấy món đầu tiên. Đúng công thức trên mạng nhưng ngay cả người nấu là mình cũng không thể nuốt trôi! Lúc đó chỉ nghĩ tại sao nấu ăn khó đến vậy trời" - Tùng dí dỏm nói.

Vài lần buộc phải đổ bỏ, từng món một sau đó được Tùng tìm hiểu kỹ rồi nấu thành công hơn. Khi đã "lận lưng" túi kinh nghiệm, Tùng bảo giờ có thể mạnh dạn đứng bếp nấu những bữa cơm từ dân dã đến thịnh soạn, kể cả đông người ăn. Tùng khoe nếu trước kia việc luộc rau khi bị sống hoặc quá chín thì giờ bất kỳ món ăn Việt Nam nào anh cũng đã kinh qua. 

Món Việt giúp anh tự tin nhất khi thể hiện là canh bầu nấu tôm tươi, còn món Âu - Mỹ phải là gan ngỗng áp chảo. "Cũng không phải quá xuất sắc như những đầu bếp lừng danh nhưng mình tin hợp khẩu vị mọi người trong gia đình. Trước lời khen tấm tắc của mẹ và bạn bè từng thưởng thức món ăn do mình nấu, mình yêu bếp lúc nào chẳng hay" - Tùng chia sẻ.

Niềm vui bên gian bếp

Chuyện bếp núc cũng mang lại niềm vui cho Phạm Minh Hiền (33 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM). Trước đó Hiền làm quản lý một cửa hàng trái cây cho đến khi dịch bệnh kéo đến. Phần vì kinh doanh bị ảnh hưởng, phần muốn thay đổi bản thân nên Hiền nghỉ hẳn ở đó.

Trong lúc mọi ngành nghề đang gặp khó khăn, để kiếm được một công việc tại thời điểm hiện tại thật khó. Với kinh nghiệm nấu nướng được rèn từ nhỏ, đầu tháng 3 này Hiền "nửa thật nửa đùa" báo với mọi người về câu chuyện Bếp Hiền. Đó là ngày anh bắt đầu nấu, mở bán một số món ăn gia đình như cơm cháy kho quẹt, vịt cà ri, lẩu vịt nấu chao... trên mạng xã hội. 

Ban đầu chỉ một số người quen đặt món vì đa phần hoài nghi về khả năng nấu nướng của người đàn ông "tay ngang" như Hiền. Thế mà giờ đây mỗi ngày Hiền đều phải tất bật đi chợ, sơ chế thực phẩm, nấu nướng đến gọi đặt shipper cho hơn 40 đơn hàng đều đặn. Một ngày lãi 1 triệu, mỗi tháng Hiền bỏ túi hơn 30 triệu đồng từ việc vào bếp. Thế nhưng điều giúp anh tự tin về Bếp Hiền là sự chỉn chu, trân trọng tuyệt đối với món ăn và khách hàng.

Để có công thức tốt nhất cho món vịt cà ri, Hiền từng đi khắp TP.HCM và các vùng lân cận để tìm được nguồn vịt sạch ưng ý. Rồi anh phải đổi đến 10 loại cà ri mới dám nấu bán cho mọi người. "Khi làm bất kỳ công việc nào mình luôn tâm niệm làm được gì ở đó chứ không phải kiếm được gì từ đó" - Hiền nói.

Món ăn gắn kết yêu thương

Chàng trai có trang Facebook cá nhân với hàng ngàn lượt theo dõi Nguyễn Quang Hiển (25 tuổi) nói rằng việc anh học làm bánh ban đầu chỉ để chiều theo sở thích ăn ngọt của mình. Cũng bắt đầu từ đó, Hiển nói anh nhận ra rằng cách yêu thương tốt nhất với mọi người là làm món ăn ngon tặng họ.

"Mình tin qua hành động cặm cụi, tỉ mỉ chuẩn bị từng nguyên vật liệu rồi làm thành chiếc bánh gửi tặng người yêu thương sẽ quý hơn ngàn lần những lời nói "có cánh" hay món đồ hàng hiệu" - Hiển quan niệm. Mọi công thức làm bánh được anh tự đúc kết rồi chia sẻ rộng rãi, hướng dẫn tận tình cho mọi người. Công việc chính của Hiển thuộc lĩnh vực du lịch nhưng hiện tại anh kinh doanh online bằng việc làm bánh. "Ban đầu chỉ làm cho vui nhưng không ngờ mọi người thích bánh mình làm đến vậy" - Hiển cười.

Cả nhà vào bếp mừng Ngày gia đình Việt Nam

Nhân kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2019, Ajinomoto Cooking Studio phối hợp cùng Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức lớp học nấu ăn đặc biệt với chủ đề “Công thức hạnh phúc” dành cho 9 gia đình trẻ tại Hà Nội

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Có mặt tại chợ vải xã Lục Ngạn (Bắc Ninh) từ 4h30, nhiều du khách choáng ngợp trước hàng ngàn chiếc xe chở vải thiều đỏ rực.

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Gen Z tẩn mẩn nặn gốm, chữa lành giữa lòng phố thị

Giữa phố xá ồn ào, xưởng gốm trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội mang đến không gian yên bình, chữa lành và khơi nguồn sáng tạo.

Gen Z tẩn mẩn nặn gốm, chữa lành giữa lòng phố thị

Khen thưởng nữ đại úy hải quân trả lại ví tiền cho người nước ngoài

UBND phường Nam Nha Trang (Khánh Hòa) khen thưởng đột xuất nữ đại úy hải quân vì đã có hành động nhân văn, tử tế.

Khen thưởng nữ đại úy hải quân trả lại ví tiền cho người nước ngoài

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm đoàn viên các xã biên giới tỉnh Gia Lai

Tại những xã ghé thăm, anh Bùi Quang Huy thăm hỏi người dân đến giải quyết thủ tục hành chính ở các trung tâm phục vụ hành chính công.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm đoàn viên các xã biên giới tỉnh Gia Lai

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Câu chuyện Hồng Tỷ làm bật ra câu hỏi: "Khi một người cha chọn sống bằng cách giả dối, di sản để lại cho con là gì?".

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí

Từ ngày 14 đến 24-7, Thành Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên TP Đà Nẵng triển khai chương trình khám, chữa bệnh tại xã Bến Giằng (Đà Nẵng).

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar