27/06/2018 08:33 GMT+7

Chồng vào bếp: thêm gia vị tình yêu cho bữa cơm nhà

KIM ANH
KIM ANH

TTO - “Tôi vào bếp không chỉ giúp vợ con một tay để cả nhà có bữa cơm ngon miệng, mà đó còn là sở thích của chính mình” - anh Phạm Đỗ Đoan chia sẻ.

Chồng vào bếp: thêm gia vị tình yêu cho bữa cơm nhà - Ảnh 1.

Anh Phạm Đỗ Đoan thường xuyên vào bếp nấu ăn cho gia đình - Ảnh: K.ANH

Muốn gia đình hạnh phúc thì cả hai vợ chồng cùng vun vén chứ không riêng gì một ai. Thiếu vắng bữa cơm gia đình là thiếu đi cơ hội để chia sẻ cùng nhau những vui buồn cuộc sống.

Tiến sĩ xã hội học PHẠM THỊ THÚY

Công việc của bà xã anh Đoan rất bận bịu, khiến chị khó có nhiều thời gian dành cho gia đình. Việc đi chợ, vào bếp anh Đoan vẫn thường đảm nhận, chỉ trừ những chuyến anh phải đi công tác xa.

Phụ vợ một tay

"Tôi thấy mình nấu ăn ngon nên vào bếp, có gì đâu mà phân biệt chồng hay vợ" - anh Đoan cho hay. Những khi anh nấu nướng, vợ anh phụ những việc lặt vặt. Tiếng xào nấu, trò chuyện giữa hai vợ chồng và hai cô con gái khiến gian bếp ấm cúng hơn. 

Anh Đoan nói mình vào bếp cũng là vì một phần anh thường rủ bạn về nhà ăn uống. "Rủ bạn về nhà mà bắt bà xã vào bếp phục vụ thì cũng không hay, nếu mình nấu ăn được thì tốt hơn. Mình đi công tác nhiều vùng miền, được thưởng thức nhiều món ngon và tập nấu, dần dần thành ra quen" - anh Đoan chia sẻ.

Anh Nguyễn Dũng là bộ đội chuyên nghiệp, thường xuyên phải trực xa nhà. Mỗi lần được về với gia đình, anh luôn giành phần vào bếp, cho vợ con được thưởng thức những "món tủ" của anh. Không chỉ vậy, anh còn tranh thủ đảm đương các việc giặt quần áo, lau nhà... trong những ngày về phép. 

Anh nói: "Lâu lâu mới về nhà, giúp vợ con một tay nên rất vui. Bữa cơm do mình nấu cho vợ con cùng thưởng thức sẽ thấy ấm áp hơn. Hạnh phúc cũng giản đơn như vậy thôi, đâu cần phải cao lương mỹ vị".

Gắn kết yêu thương

Tọa đàm "Bữa cơm gia đình - tổ ấm hạnh phúc" do Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM vừa tổ chức cho thấy tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong gìn giữ hạnh phúc. Nghệ nhân ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh đã khẳng định gia vị của tình yêu bắt đầu từ trong gian bếp: "Nếu bố mẹ cùng nấu ăn cho con cái, điều đó quá hạnh phúc. Chúng ta nên duy trì bữa cơm có đầy đủ các thành viên. 

Bữa cơm gia đình có thêm ông bà nữa càng trở nên đầm ấm vì trong bữa cơm, chúng ta còn trò chuyện chia sẻ với nhau về một ngày đi học, đi làm. Người già thì chia sẻ kinh nghiệm sống cho con trẻ".

Còn chị Lê Thị Lan Phương kể trong gia đình chị ai cũng bận công việc, con cái bận đi học, nên thống nhất duy trì bữa cơm vào buổi tối. "Để ngày nào cũng có bữa cơm chung, các thành viên trong gia đình mình phải phân công nhau. Hễ ai về sớm thì người đó vào bếp, và chồng mình thường xuyên vào nấu ăn. 

Anh ấy cũng thường sáng tạo để chế biến ra những món ăn phù hợp khẩu vị và sở thích của từng thành viên trong nhà" - chị Phương nói.

Tại tọa đàm, anh Huỳnh Hữu Hạnh đã chia sẻ về ký ức những bữa cơm của anh cùng gia đình thời còn khó khăn, đó là những ngày tháng cha anh đi bộ đội nên bữa cơm thường xuyên vắng bóng cha. 

Khi lập gia đình, anh mới cảm nhận hết sự ấm áp khi cùng có bữa cơm gia đình bên vợ con. "Chúng tôi thường xuyên duy trì mỗi ngày một bữa cơm chung để cùng ăn và chia sẻ những vui buồn trong ngày mà mỗi thành viên gặp phải" - anh Hạnh nói.

Đừng "sửa sai" vào bữa ăn

gia dinh va con cung vao bep 4(read-only)

Gia đình cùng vào bếp tại một hội thi nhân Ngày gia đình Việt Nam 28-6 - Ảnh: K.ANH

Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia (cơ sở TP.HCM), cho rằng trong bữa cơm không nên nói những điều không hay không tốt không vui đối với các con.

"Đặc biệt là những điều trách mắng hay sửa sai thì nên nói riêng vào lúc khác. Bữa ăn sẽ tạo hồn và lửa ấm cho gia đình. Trong đó, thái độ chúng ta đối với nhau khi nấu bữa ăn hoặc cùng ngồi vào bữa ăn chung rất quan trọng.

Trong quá trình tư vấn tâm lý nhiều năm qua, tôi cũng nhiều lần được biết trong những gia đình đổ vỡ, họ rất ít có bữa ăn chung, ít có thời gian chia sẻ cùng nhau" - bà Thúy chia sẻ.

TTO - Những năm gần đây, khái niệm food reviewer (người đi ăn và đánh giá các món ăn, giới thiệu cho người khác thông qua các kênh của mình) đã không còn xa lạ với giới trẻ Việt trên mạng xã hội.

KIM ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc xúc động đặt tay lên ngực trái chụp ảnh với cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội).

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên các tiêu chí KPI, nếu không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị thôi việc được các đại biểu tranh luận cần có cơ chế đánh giá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo hiệu quả.

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Microsoft cắt giảm gần 3% nhân sự toàn cầu để dồn lực đầu tư vào AI, trong bối cảnh chi tiêu hạ tầng tăng mạnh và áp lực lợi nhuận ngày càng lớn.

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Giải thưởng Tôn vinh Nghị lực Việt dành cho thanh niên khuyết tật sẽ xem xét tôn vinh, hỗ trợ những tấm gương khởi nghiệp sáng tạo bằng nội dung số.

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 14-5, 500 đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X đã làm lễ báo công và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot

"Em muốn chế tạo ra robot" - Trương Mạnh Quân, cậu học trò lớp 6 Trường THCS - THPT Newton (Hà Nội), nói chắc nịch khi được hỏi về ước mơ. Anh chàng mới sắp kết thúc lớp đầu cấp THCS mà sở hữu bảng kê giải thưởng toán học dài mấy trang vở.

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar