13/12/2016 16:37 GMT+7

Một tác giả tố Nhà xuất bản Giáo Dục vi phạm bản quyền

VŨ VIẾT TUÂN
VŨ VIẾT TUÂN

TTO - Tác giả Hồ Huy Sơn lên tiếng tố NXB Giáo Dục VN sử dụng hai bài viết của anh là Con đường rơmHãy can đảm lên trong hai cuốn sách Luyện tập tiếng Việt 3 và 35 đề ôn luyện tiếng Việt 3 mà chưa xin phép.

Bìa cuốn sách có bài viết vi phạm bản quyền

Hồ Huy Sơn cho biết ngày 14-10, qua một số người bạn anh được biết hai bài viết của anh là Con đường rơm Hãy can đảm lên (đã đăng trên báo Thiếu Niên Tiền Phong) xuất hiện trong hai cuốn sách Luyện tập tiếng Việt 3 trình bày trên giấy ô li và 35 đề ôn luyện tiếng Việt 3.

Tự ý sử dụng tác phẩm

Hai cuốn sách đều do NXB Giáo Dục VN ấn hành. Dưới hai bài viết đều đề tên tác giả Hồ Huy Sơn, nhưng anh cho rằng “trên thực tế, các tác giả biên soạn sách không hề xin phép cũng như thỏa thuận với tác giả bài viết mà tự ý đưa vào sách”.

Hồ Huy Sơn đã chia sẻ câu chuyện trên trang cá nhân của mình. Sau đó một tháng, ông Nguyễn Văn Tùng - phó tổng biên tập của NXB Giáo Dục - đã liên hệ với tác giả và cho biết hai cuốn sách trên cùng thuộc hạng mục sách tham khảo và do các đơn vị liên kết thực hiện. Đồng thời ông Tùng đưa ra mức nhuận bút sẽ trả cho tác giả là 600.000 đồng/bài.

Ngày 22-11, Hồ Huy Sơn đã gửi cho ông Nguyễn Văn Tùng văn bản làm việc chính thức, trong đó đưa ra ba đề nghị: NXB Giáo Dục phải có văn bản giải trình về sự việc và có lời xin lỗi tác giả; nói rõ căn cứ của mức nhuận bút mà trước đó đại diện NXB Giáo Dục nói sẽ trả cho tác giả là 600.000 đồng/bài; đưa ra hướng giải quyết sự việc trong thời hạn 10 ngày.

Ngày 24-11, đại diện NXB Giáo Dục đã có thư trả lời tác giả Hồ Huy Sơn, trong đó chỉ cung cấp thêm phương thức tính nhuận bút cho các sách tham khảo của NXB Giáo Dục VN. Vì thế, Hồ Huy Sơn đã tiếp tục yêu cầu NXB Giáo Dục gỡ bỏ hai bài viết Con đường rơmHãy can đảm lên khỏi hai cuốn sách và phải xin lỗi tác giả bài viết. Nhưng từ đó không nhận được câu trả lời của NXB Giáo Dục. 

Lỗi do nhóm tác giả biên soạn?

Trả lời PV Tuổi Trẻ qua thư điện tử, ông Nguyễn Văn Tùng xác nhận sau khi có ý kiến của tác giả Hồ Huy Sơn, NXB đã rà soát hai cuốn sách và xác nhận có những nội dung như tác giả phản ánh.

Tuy nhiên, ông Tùng nói rằng trong hợp đồng với các tác giả biên soạn hai cuốn sách trên thì tác giả biên soạn chịu trách nhiệm hoàn toàn trong trường hợp nội dung xuất bản phẩm xâm hại đến quyền tác giả của người khác hoặc gây tổn hại đến uy tín của bên thứ ba.

Vì vậy, trách nhiệm xin phép sử dụng ngữ liệu cũng như chi trả tiền bản quyền thuộc về các tác giả biên soạn hai cuốn sách nêu trên.

“Vì vậy, NXB Giáo Dục đã thông báo với các tác giả biên soạn hai cuốn sách trên. Đúng là các tác giả biên soạn hai cuốn sách nêu trên chưa có sự đồng ý về việc cho phép sử dụng ngữ liệu của tác giả Hồ Huy Sơn. Tuy nhiên, khi đưa vào sách dưới hai bài văn của Hồ Huy Sơn tên anh vẫn được ghi rất rõ ràng.

Với tinh thần hợp tác, phối hợp các bên để giải quyết, NXB Giáo Dục một mặt đã trao đổi với tác giả Hồ Huy Sơn, mặt khác đã đề nghị các tác giả biên soạn hai cuốn sách tham khảo nêu trên chủ động liên lạc với tác giả Hồ Huy Sơn để giải quyết”.

Còn tác giả Hồ Huy Sơn nói anh rất thất vọng với cách giải quyết sự việc của NXB Giáo Dục vì NXB đã “đá quả bóng trách nhiệm” sang cho nhóm tác giả biên soạn.

“Như vậy, NXB Giáo Dục có vai trò và trách nhiệm như thế nào với các ấn phẩm mà mình cấp giấy phép phát hành? Nếu có hợp đồng biên soạn như ông Tùng nói, thì càng cho thấy cách làm việc cẩu thả của NXB Giáo Dục.

Tại sao ngay cả khi chưa có một văn bản nào cho thấy các tác giả đồng ý cho NXB sử dụng tác phẩm của mình nhưng NXB Giáo Dục vẫn quyết định cấp giấy phép phát hành?... Điều tôi mong đợi nhất là cách giải quyết thỏa đáng cùng với lời xin lỗi từ NXB Giáo Dục và những người liên quan về những sai phạm đã xảy ra. Tuy nhiên, cho đến nay lời xin lỗi đó vẫn còn rất hiếm hoi?”.

Bìa cuốn sách thứ hai vi phạm bản quyền

Ngày 8 và 12-12, hai công ty thành viên của NXB Giáo Dục VN là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam và Công ty cổ phần dịch vụ xuất bản giáo dục Hà Nội đã có công văn xin lỗi tác giả Hồ Huy Sơn.

Trong công văn gửi tác giả Hồ Huy Sơn, hai đơn vị trên đều khẳng định hai cuốn sách Luyện tập tiếng Việt 3 trình bày trên giấy ô li và 35 đề ôn luyện tiếng Việt 3 có sử dụng những nội dung trong bài viết của tác giả Hồ Huy Sơn khi chưa xin phép tác giả.

Vì vậy, hai đơn vị gửi lời xin lỗi và sẽ trả tiền bản quyền tác phẩm cho tác giả Hồ Huy Sơn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong những lần tái bản tiếp theo, tác giả biên soạn sẽ gỡ bỏ hai bài viết Con đường rơm và Hãy can đảm lên khỏi hai cuốn sách trên theo yêu cầu của tác giả.

VŨ VIẾT TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar