19/04/2016 15:40 GMT+7

​Google thắng trong cuộc chiến bản quyền sách

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Tòa án tối cao Mỹ đã ra phán quyết cuối cùng đứng về phía Google trong cuộc tranh tụng pháp lý liên quan tới bản quyền sách kéo dài suốt 11 năm qua.

Quyết định mới nhất của Tòa án tối cao là phán quyết cuối cùng cho cuộc tranh tụng pháp lý về bản quyền giữa Google và Authors Guild trong suốt 11 năm - Ảnh: Getty Images

Theo BBC, tòa án tối cao Mỹ tuyên bố sẽ không tổ chức nghe điều trần phiên kháng cáo của tổ chức Authors Guild đại diện cho nhiều tác giả cáo buộc Google vi phạm bản quyền khi đã sao chép tác phẩm của họ mà không được sự đồng ý.

Google bắt đầu triển khai dự án Google Books từ năm 2004. Theo đó tập đoàn công nghệ có thể cung cấp cho người dùng tìm kiếm sách bằng công cụ của họ những đoạn trích trong cơ sở dữ liệu tìm kiếm do Google cung cấp.

Năm 2005 tổ chức Authors Guild khởi kiện Google về việc này.

Quyết định mới nhất của Tòa án tối cao là phán quyết cuối cùng cho cuộc tranh tụng pháp lý về bản quyền giữa Google và Authors Guild trong suốt 11 năm.

Cơ sở dữ liệu sách của Google cho phép người dùng tìm kiếm hàng triệu đầu sách và đọc các trích đoạn hay một số trang chọn lọc trong các cuốn đó.

Mặc dù một số sách trong cơ sở dữ liệu này là những tựa sách cũ, đã quá thời hạn bảo hộ bản quyền, tuy nhiên còn hàng triệu cuốn khác chỉ vừa được xuất bản thời gian gần đây.

Tổ chức Authors Guild cho rằng dự án Google Books đã gây tổn thất tới quyền lợi kinh tế của các tác giả liên quan. Tuy nhiên Google phản bác rằng, cơ sở dữ liệu của họ đã “sử dụng hợp lý” các tác phẩm có bản quyền.

Trên thực tế, nếu thua kiện, Goolge sẽ phải đối mặt với việc phải chi trả hàng tỉ USD tiền bồi thường thiệt hại bản quyền cho các tác giả.

Sau phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ, Authors Guild cho biết họ rất “thất vọng”. Người đứng đầu tổ chức này là Roxana Robinson cho biết: “Trước đây và lúc này chúng tôi vẫn tin rằng các tác giả cần được bù đắp khi tác phẩm của họ bị sao chép vì các mục đích thương mại”.

“Chúng tôi cảm kích vì tòa đã chấp thuận giữ nguyên phán quyết của tòa cấp dưới kết luận rằng Google Books mang tính đổi mới đáng kể và phù hợp với luật bản quyền”, phát ngôn viên của Google nói.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Người sáng tạo viết, quay, đăng nhưng ai được thấy, ai bị ẩn đi do một thực thể vô hình: thuật toán đề xuất. Trong thời đại AI kiểm soát dòng nội dung, người làm nghề không khỏi băn khoăn: Mình đang phục vụ khán giả thật hay chỉ cố làm hài lòng máy?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Nga ra mắt ứng dụng nhập cảnh kỹ thuật số cho người nước ngoài

Ứng dụng ruID của Nga giúp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh miễn thị thực, thu thập dữ liệu sinh trắc học và tạo hồ sơ kỹ thuật số.

Nga ra mắt ứng dụng nhập cảnh kỹ thuật số cho người nước ngoài

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?

Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo có thể trả lời mọi câu hỏi trong vài giây, nhiều người mặc định xem AI là nguồn kiến thức chính xác. Nhưng nếu thông tin đầu vào đã sai, AI liệu có thể tạo ra câu trả lời đúng?

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?

Trong mắt thiết bị: Bạn là vân tay, khuôn mặt, một dãy mã số

Bạn là chính bạn, nhưng thiết bị chỉ tin điều đó khi vân tay, khuôn mặt hay mã số khớp hoàn hảo. Trong thế giới số, danh tính không còn là con người thật, mà là dữ liệu máy móc có chấp nhận hay không.

Trong mắt thiết bị: Bạn là vân tay, khuôn mặt, một dãy mã số

Mỗi câu lệnh cho AI đều gây... ô nhiễm môi trường

Khi AI trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, từ việc soạn email công việc đến viết hôn thú, điều quan trọng là chúng ta phải nhìn nhận và hiểu rõ những tác động sinh thái mà nó mang lại.

Mỗi câu lệnh cho AI đều gây... ô nhiễm môi trường

Khi AI ngày một giỏi, nhân viên cần làm gì để 'sinh tồn'?

Bạn từng nghĩ mình viết tốt, có gu, biết lập trình, thiết kế ổn. Rồi AI viết hay hơn, chỉnh ảnh đẹp hơn, code logic chuẩn hơn. Và thế là bạn bắt đầu tự hỏi: Khi mọi thứ đều có AI làm giỏi hơn, rốt cuộc bạn giỏi điều gì?

Khi AI ngày một giỏi, nhân viên cần làm gì để 'sinh tồn'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar