07/03/2004 18:12 GMT+7

Một phụ nữ Lào giữ chức phó chủ tịch ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

HỮU NGHỊ
HỮU NGHỊ

TTO - Lần đàu tiên một phụ nữ được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tờ Japan Today 6.3.2004 trịnh trọng loan tin. Đặc biệt, người phụ nữ này lại là một phụ nữ Lào, bà Khempheng Pholsena.

Phóng to
Bà Khempheng Pholsena
TTO - Lần đàu tiên một phụ nữ được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tờ Japan Today 6.3.2004 trịnh trọng loan tin. Đặc biệt, người phụ nữ này lại là một phụ nữ Lào, bà Khempheng Pholsena.

Theo nguồn tin từ ADB, ban lãnh đạo định chế tài chánh tối cao này của châu Á, hôm 5.3.2004 đã nhất trí bổ nhiệm người phụ nữ 53 tuổi, đương kim thứ trưởng đặc trách hợp tác quốc tế trong chánh phủ CHDCND Lào vào chức vụ Phó chủ tịch Tài chánh Quản trị của ADB, theo đề cử của đích thân Chủ tịch ADB Tadao Chino.

Bà Khempheng Pholsena sẽ thế chỗ Phó chủ tịch Tài chánh Quản trị đã mãn nhiệm ADB là ông John Lintjer. Bà sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 5.4. 2004 tới.

Cho đến nay, bà Khempheng Pholsena nổi tiếng như là thương thuyết gia hàng đầu của chánh phủ Lào chuyên với các đối tác nước ngoài, từ cấp chánh phủ đến các tổ chức quốc tế, với trình độ chuyên môn sâu về kinh tế & quản lý tài chánh, và khả năng sử dụng ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp một cách lưu loát của bà.

Quá trình làm việc và tái đào thường xuyên của bà rất rõ nét. Từ chức vụ Phó chủ tịch uỷ ban Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật với các nước XHCN của chánh phủ Lào, bà đã không khó khăn đảm đương một chức vụ phức tạp hơn là chức Thứ trưởng Thương mại và Qaun hệ Kinh tế Đối ngoại vào thời điểm mà nền kinh tế Lào bắt đầu mở cửa. Sau đó bà kiêm nhiệm Phó chủ tịch Uỷ ban Kế hoạch và Hợp tác cùng chức vụ Thư ký Uỷ ban Quản lý Viện trợ Phát triển. Từ năm 1996, bà tham gia văn phòng Thủ tướng nhận công tác chuẩn bị cho Lào tham gia nhập ASEAN và tham gia AFTA. Từ 1997 bà giữ chức Thứ trưởng đặc trách hợp tác quốc tế, trực thuộc Văn phòng Thủ tướng. Bà cũng đã tham gia rất nhiều vào các chương trình của Tiểu vùng sông Mékong.

Phóng to
Cô giáo bế con lên lớp, đã sao ?
Hãng tin kinh tế Dow Jones đã từng "sửng sốt" ghi nhận về bà như sau trong mẩu tin đề ngày 31.10.2001: " Lào hy vọng sẽ ký một hiệp định với Điện lực Thái vào cuối tháng 11 tới này về việc bàn điện cho Thái Lan từ nhà máy thuỷ điện Nam Theun 2 , bà Khempheng Pholsena, thứ trưởng kế hoạch và hợp tác Lào, đã cho hãng tin Dow Jones biét như thế bên lề một hội thảo quảng bá đầu tư vào Lào tổ chức tại Singapore.Thao dự án này, Điện lực Thái sẽ mua 3.600 megawatts điện của Lào từ năm 2007".

Theo dõi các tài liệu về dự án thuỷ điện Nam Theun 2, sẽ lại thấy bà Khempheng Pholsena như là thương thuyết gia chánh của phái đoàn Lào với WB trong dự án xây dựng thuỷ điện trị giá 1,1 tỷ USD này.

Thế nhưng, bà Khempheng Pholsena đã không một mình vinh thân. Dự án nổi tiếng nhất mà bà đã "làm việc" với ADB là dự án "Để cho các bé gái đến trường" ( Keeping Girls in School) . Dự án này nhằm làm thay đổi bộ mặt và số phận nữ giới tại Lào. Từ chỉ 43% phụ nữ biết đọc viết vào giữa thập niên 1990, những nhà hoạch định dự án này nuôi tham vọng đưa trường lớp, đồng phục , bút mực về đến tận các buôn làng hẻo lánh, đặc biệt cho các trẻ em gái, vốn thường phải cam chịu cảnh thất học "mẹ truyền con nối".

Từ khi dự án này được ADB phê duyệt vào năm 1999, dưới tên gọi là (Dự án giáo dục cơ sở (nữ sinh) (ADBs Basic Education (Girls) Project), trong 5 năm qua, số làng có mở lớp đã tăng 20%. Đạc biệt, dân chúng các làng thuộc vùng sâu vùng xa, nhất là các làng dân tộc thiểu số , nay đã có trường lớp. Không chỉ một vài lớp xoá mù chữ mà cả bậc tiểu học, nhằm giải quyết bài toán học sinh bỏ học giữa chừng vì không có lớp cao hơn ở trường làng. Từng đợt hằng mấy trăm giáo viên, hầu hết là nữ, thuộc các dân tộc thiểu số, đã ra trường trong 5 năm qua.

Tất nhiên, dự án này, trong góc độ giáo dục là của bộ Giáo dục chánh phủ Lào, song trong mọi thương thuyết với ADB đều qua trung gian tích cực của bà Khempheng Pholsena. Bà phát biểu với bản tin của ADB:" Chúng tôi cần đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục.

Cần nhiều tiền của, tài nguyên, nỗ lực hơn nữa để đem giáo dục đến với mọi người, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số và các vùng sâu. Song mở trường mà thôi cũng chưa đủ, còn phải thay đổi lối sống trong các cộng đồng này. Làm sao cho phụ huynh hiểu rằng đưa trẻ em đến trường, chính là chìa khoá tương lai của CHDCND Lào. Trẻ em gái được đến trường tức là giảm nghèo sau này, chính là giúp các em sau này làm chủ đời sống của mình và tham gia vào sự phát triển của đất nước" (nguồn: http://www.adb.org/Documents/Periodicals/ADB_Review/2003/vol35_4/girls_school_LAO.asp)

Một nữ phó chủ tịch ADB là một phụ nữ Lào , chắc không phải là "món quà" của ADB nhân ngày Phụ nữ quốc tế cho dân chúng Lào - định chế quốc tế này không có những chức vụ "hữu danh vô thực"- mà là "món quà" của bà Khempheng Pholsena cho phụ nữ Lào bằng chính những phấn đấu của mình như một tấm gương "vượt lên", nếu nhìn lại quá trình (học vấn và...) hầu như suốt đời "làm phó chuyên môn" trong nội các Lào của bà.

HỮU NGHỊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar