04/03/2025 11:21 GMT+7

Một ngày giúp đời của 'chú Long quận 9'

Những năm qua hình ảnh người đàn ông tuổi ngoài 50 lụi cụi sửa xe miễn phí trước các cổng trường đại học đã không còn xa lạ với sinh viên làng đại học Thủ Đức (khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM).

Một ngày giúp đời của

Ông là Đỗ Thành Long (55 tuổi) mà sinh viên hay gọi với cái tên thân thương là "chú Long quận 9".

Ở làng đại học Thủ Đức luôn có những người nặng tình với sinh viên, đó là chú Minh "cô đơn" với chiếc ba gác cũ chở đồ miễn phí. Và giờ là một người đàn ông khác rong ruổi bên chiếc Wave sẵn sàng "ứng cứu" sinh viên cũng như người gặp sự cố giữa đường.

Giúp người không cần lý do

Khi sinh viên và người lao động bắt đầu ngày mới trên những tuyến đường nhộn nhịp tại TP Thủ Đức thì cũng là lúc người đàn ông 55 tuổi khởi hành. Khoác chiếc áo còn vương bụi tối đêm trước, ông Long bắt đầu ngày rong ruổi làm chuyện tử tế.

Từ phường Hiệp Phú (TP Thủ Đức), ông chạy dọc xa lộ Hà Nội. Theo ông, sáng sớm và tan tầm người đi tuyến đường này nhiều, dễ xảy ra va quẹt, hư hỏng nên chọn đi ở đây đầu tiên để kịp hỗ trợ.

Ông Long cùng chiếc Wave với dòng chữ "Long quận 9, tiêu chí giúp người qua đường 0 đồng" như chậm lại giữa làn người hối hả. Vừa chạy, ông vừa nhìn xem có ai hư xe hay không.

Chạy đến cầu Sài Gòn, ông quay ngược về điểm xuất phát, liên tục 4-5 vòng tới hơn 8h, không còn ai hư xe hay cần giúp đỡ thì ông mới tấp vào quán quen ăn sáng.

"Lựa chỗ ăn sáng cũng khó, nhiều khi ăn quán quen hoài, người ta biết mình giúp bà con miễn phí nên cũng không lấy tiền riết cũng ngại nên phải đổi quán", ông Long cười kể.

Ông nói mình là dân TP.HCM, nghỉ học sớm để đi làm nên hiểu cảnh mưu sinh của bà con vất vả thế nào. "Bây giờ con cái đã nên người, công việc ổn định, mình làm ăn được nên đi giúp mọi người tự nhiên lại thấy vui", ông Long nhẹ nhàng trải lòng.

Giống như nhiều tấm lòng đặc biệt khác chúng tôi từng có dịp tiếp xúc, người đàn ông này cũng chẳng thể giải thích lý do mình làm việc mà người ngoài nhìn vô hay nói là "rảnh hơi chạy lông nhông ngoài đường tối ngày".

"Tôi đâu có bán buôn gì nên chẳng cần quảng bá hình ảnh, làm vậy cũng đâu cần tích phước gì. Nói chung làm khiến cái tâm mình mỗi tối bình an là được rồi", dòng tâm sự như tự sự cứ bị cắt ngang khi ông thấy người nào đó dắt bộ bên lề hoặc hết xăng giữa đường.

Một ngày giúp đời của

Có những sinh viên từng được ông giúp quay lại tặng nước cho ông

"Chú Long quận 9 sửa xe không lấy tiền"

Đến gần trưa, ông Long chạy vào khu vực làng đại học Thủ Đức, nói lúc trước mình chỉ rảo quanh phía ngoài, kể từ khi chú Minh "cô đơn" lớn tuổi không còn giúp được nhiều bạn sinh viên như trước nên ông vào đây phụ.

Ông Long tường tận khu này đến độ nắm được giờ tan học các trường. "Ngày nào cũng tới đây nên đâu lạ gì, khu này giờ đỡ rồi đó, hồi xưa lúc tôi đi ngang mấy lần vắng lắm, ít tiệm sửa xe, sinh viên hư xe dắt bộ thấy bà luôn", ông nói.

Rảo quanh các trường một lượt, ông Long tấp xe trước cổng Trường đại học Công nghệ thông tin TP.HCM - điểm quen ngày nào ông cũng có mặt vào đúng 11h trưa.

Mở chiếc túi vắt trên xe, ông mang theo nào là cờ lê, tua vít, bơm hơi, bộ kích điện, cả bông băng, thuốc sát trùng... Mọi thứ đều sẵn sàng để hỗ trợ sinh viên nhanh nhất.

"Tôi chuẩn bị đồ sẵn, thấy xe đứa nào có vấn đề là sáp vô sửa liền. Mấy đứa học cả ngày trời mệt rồi, mình tranh thủ làm lẹ cho nó về cơm nước", ông Long nói thêm.

Trong dòng sinh viên tấp nập giờ ra về, Nguyễn Hồng Quân - sinh viên năm 2 Trường đại học Công nghệ thông tin TP.HCM - lọt thỏm phía sau, nhăn nhó đẩy chiếc xe lủng bánh bước ra.

Từ xa ông Long đã nhìn thấy, bắt bệnh: "Rồi, thằng nhỏ lủng bánh chắc luôn!". Dứt lời, ông tiến đến cậu sinh viên cười tươi nói: "Lủng bánh hả con, chú Long quận 9 sửa xe không có lấy tiền tụi con, con dắt lên lề chú coi vá cho".

Ban đầu Quân có chút e dè, ông Long liền lấy điện thoại mở kênh TikTok mà mình quay lại các trường hợp đã giúp đỡ để thuyết phục cậu sinh viên.

"Dạ không lấy tiền thật hả chú", Quân hỏi lại lần nữa. "Không, chú đứng đây ngày nào cũng giúp sinh viên hết mà, yên tâm không lấy của con đồng nào hết trơn" - vừa nói ông vừa tặc lưỡi vì bánh xe dính phải cây đinh lớn.

Ông nói kiểu này không thể vá, phải thay ruột. Lấy từ trong giỏ ra bộ ruột mới, ông loay hoay khoảng 5 phút, bánh xe của cậu sinh viên năm 2 đã cứng hơi trở lại.

Quân định dúi tiền vào túi ông Long nhưng ông nhất quyết không nhận. Chỉ dặn cậu sinh viên ráng học thật giỏi, bữa nào có bạn lủng xe, hư xe cứ chỉ ra tìm ông, đúng 11h ông có mặt trước cổng trường.

"Mình ở ký túc xá khu A, cách đây cỡ 2km, xe lủng mà vòng vòng đây đâu có tiệm, tính đẩy về để chiều đi vá, hên là gặp chú này. Mấy lần nhìn thấy chú ngồi đây nhưng đâu biết chú giúp sinh viên miễn phí", Quân nói rồi cảm ơn ông Long ríu rít.

Một ngày giúp đời của

Ông Long cặm cụi vá xe cho sinh viên Nguyễn Hồng Quân - Ảnh: AN V

Cho đi không cần nhận lại

Ông Long tâm sự mình hồi xưa có đi sửa ô tô chứ không rành xe máy, tất cả đều tự mày mò học. Mỗi lần chiếc Wave của ông hư, khi dắt ra tiệm sửa ông đều chăm chú quan sát cách người thợ nạy ruột, kích bình, sửa bugi...

Song ông thừa nhận không phải cái nào cũng biết sửa: "Nhất là khi mấy chiếc hư phụ tùng tôi đâu có đồ để thay, chỉ đem theo ruột thôi. Khi đó mình kêu mấy đứa lên xe ngồi rồi chạy phía sau đẩy tới tiệm".

Treo bịch nước trên xe, ông Long khoe đi như thế này không cần phải đem nước theo, chút xíu lại có đứa ra tặng. Đó là những sinh viên ông từng vá xe miễn phí, hễ gặp ông lại mua nước hoặc bánh để tặng.

Nhưng nhận nước của người này chỉ lát sau ông lại đem tặng sinh viên và mấy anh shipper ngồi giao hàng gần đó. "Tôi giúp người đâu phải để nhận tiền hay đồ ăn thức uống vầy đâu. Tại mấy đứa nó quý đem tặng, không lấy nó buồn rồi cho người khác hết trơn hà, chứ uống sao hết", ông Long cười nói.

Khoảng 12h, sinh viên về đã thưa thớt, ông chạy ra lại hướng xa lộ Hà Nội để ăn trưa chuẩn bị cho hành trình buổi chiều.

Cùng trên các tuyến đường quen thuộc mỗi ngày nhưng với ông mỗi lần đi là câu chuyện khác nhau với vô số cuộc gặp gỡ để lại trong ông nhiều sự ấm áp.

Đó là lời cảm ơn thều thào của ông cụ bán vé số ngoài 80 tuổi ngồi xe lăn trên đường số 11 (TP Thủ Đức) khi được ông đẩy về nhà. Hay chỉ sau đó không lâu là sự cảm kích không thể tả bằng lời của người phụ nữ va quẹt xe trên đường Lê Văn Việt (TP Thủ Đức) được ông dìu vào vỉa hè để sơ cứu.

Nghĩa cử thân thương ấy cứ thế đều đặn diễn ra ngày qua ngày...

Ông Long đã có gia đình và hai người con thành đạt, công việc chính của ông là buôn bán phụ tùng và môi giới ô tô. Kể từ khi các con đi làm, gánh nặng của ông đã giảm, ông bắt đầu chạy xe dọc các cung đường ở TP Thủ Đức hơn 10 năm qua để giúp đỡ người đi đường. Khoảng hai năm trở lại đây, ông hoạt động ở làng đại học Thủ Đức nhiều hơn để giúp các sinh viên.

Dụng cụ sửa xe và xăng xe đi lại mỗi ngày đều là tiền cá nhân của ông. Ông chỉ nhận ruột xe từ những người mình từng giúp đỡ để giúp lại các trường hợp khác.

Với sự đóng góp thầm lặng ấy, tháng 11-2024 ông đã được chủ tịch UBND phường Hiệp Phú trao tặng giấy khen "Gương người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024".

Nhiều người khi được giúp đỡ đã ngỏ ý trả tiền, ông Long chỉ cười: "Tiền hả, thôi để đó xài đi, kiếm ai khổ thì giúp người ta cũng được". Biết ông không nhận tiền, nhiều người hôm sau lại đứng trên tuyến đường đó chờ ông đi ngang gửi vài cái ruột xe mới để thay cho sinh viên.

Chàng trai tốt bụng giúp người đàn ông lưu lạc 30 năm về nước đoàn tụ với gia đình

Ông Lê Quang Khoa sang Campuchia mưu sinh rồi lưu lạc suốt hàng chục năm. Ở quê nhà người thân ông dù có lạc quan đến đâu cũng không nghĩ rằng có một phép màu đưa ông trở về với gia đình, cho đến khi một người Việt Nam gặp ông ở Phnom Penh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar