25/06/2024 13:36 GMT+7

Nửa thế kỷ thất lạc, công an giúp bà lão tìm được gia đình chồng

Gần 10 năm với 4 lần đi tìm gia đình và quê chồng không ra, bà lão may mắn được Công an huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi giúp tìm được gia đình chồng.

Bà Thắm nắm tay trung tá Đinh Quang Rin nói lời cảm ơn - Ảnh: THANH SU

Bà Thắm nắm tay trung tá Đinh Quang Rin nói lời cảm ơn - Ảnh: THANH SU

Người chồng tập kết ra Bắc rồi lập gia đình, đến ngày chồng mất người vợ và các con vẫn không biết gia đình chồng ở đâu. Bốn lần, tìm theo thông tin ít ỏi chồng để lại không được, bà lão may mắn được Công an huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi giúp đỡ tìm được gia đình chồng. Ngày đoàn viên đẫm nước mắt như chuyện cổ tích.

Gần 10 năm, 4 lần tìm gia đình chồng

Gần 10 năm qua, bà Phạm Thị Thắm (tỉnh Thái Nguyên) đã 4 lần nói con cái lần theo thông tin ít ỏi mà chồng bà là ông Đinh Văn Hích để lại, tìm về xã Ba Chùa (nay là thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) nhưng không thể tìm ra gia đình chồng.

Anh Đinh Văn Hùng, con trai bà Thắm, kể đã đích thân về quê cha hai lần nhưng chẳng tìm được tổ tiên. Cảm giác bất lực khi cộng đồng ở nơi cha để lại thông tin đều mang họ Phạm. Còn những người độ tuổi cha mình đều già yếu, trí nhớ giảm sút.

Anh Hùng bảo rằng cha anh - ông Đinh Văn Hích (sinh năm 1932), năm 1954 (22 tuổi) ông Hích đang là du kích xã Ba Chùa, huyện Ba Tơ được lệnh tập kết ra Bắc. Năm 1972, ông Hích lập gia đình với bà Thắm (xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên).

Cuộc sống êm ả xuyên qua thời gian, vợ chồng ông Hích lo làm lụng nuôi con. Mãi đến năm 2016, ông Hích qua đời, nguyện vọng ông dẫn vợ về thăm họ hàng ở quê dừng lại. Bà Thắm ôm nỗi khắc khoải ấy bên mình.

Hay chuyện, các con ba lần vào huyện Ba Tơ tìm kiếm nhưng trở về tay trắng. "Cha tôi mất chỉ còn chứng minh nhân dân (cấp năm 1978) và quyển lý lịch đảng viên ông viết tay từ năm 1968.

Những thông tin về phía nội của tôi, cha ghi chép không rõ ràng. Vậy nên đích thân tôi về Ba Tơ hai lần nhưng tìm không ra. Nhất là cha tôi mang họ Đinh, còn bà con ở đây đều mang họ Phạm. Ngay cả xã Ba Chùa trong giấy tờ cũng không còn", anh Hùng tâm tình.

Lần thứ 3, người cháu thay bà Thắm vào tìm, nhưng cũng bế tắc dù đã lên chính quyền địa phương nhờ hỗ trợ. Người H'rê thì nghe giọng Bắc đặc sệt, nói vài câu lại ngại.

Tháng 5 vừa qua, cháu bà Thắm mang theo nỗi niềm của bà, quay lại Ba Tơ lần 4. Lúc bế tắc nhất, anh may mắn trò chuyện với chủ nhà nghỉ nơi mình trọ nghỉ trong thời gian tìm tổ tiên. Biết chuyện, người chủ nhà nghỉ gợi ý liên lạc trung tá Đình Quang Rin (đội trưởng Đội thi hành án và hỗ trợ tư pháp, Công an huyện Ba Tơ) nhờ hỗ trợ.

Bà Thắm cùng trung tá Rin chụp hình bên gia đình chồng sau hơn nửa thế kỷ bà tìm kiếm - Ảnh: THANH SU

Bà Thắm cùng trung tá Rin chụp hình bên gia đình chồng sau hơn nửa thế kỷ bà tìm kiếm - Ảnh: THANH SU

Vợ chồng người công an gần dân giúp đỡ

Dù không thuộc trách nhiệm công việc được giao, nhưng nghe câu chuyện, người công an gần dân này đã thấu cảm và nhận lời giúp. Trung tá Rin báo cáo lãnh đạo đơn vị xin ý kiến. Đồng thời, trao đổi với vợ (trung tá Đinh Thị Thu Nguyệt, nguyên là đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an huyện Ba Tơ) tìm cách giúp bà Thắm.

Bằng nhiệt tình và kinh nghiệm của một người Công an nhân dân, chị Nguyệt đã tra cứu, sàng lọc thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, tìm nhóm dân cư có gần năm sinh với ông Hích và xác định thôn Lệ Trinh, xã Ba Chùa, nay là tổ dân phố Nước Trinh, thị trấn Ba Tơ.

Có được thông tin quý giá từ vợ, trung tá Rin cùng cháu bà Thắm xuống địa bàn tìm manh mối. Một ngày lật mở quá khứ, vợ chồng trung tá Rin đã tìm ra gia đình ông Hích.

Người cháu gọi điện về Thái Nguyên báo, bà Thắm nhận được thông tin mừng rỡ, vội cùng con cháu vào Quảng Ngãi. Giây phút trùng phùng đầy xúc động, bà Thắm lần đầu biết quê chồng, lần đầu thắp lên bàn thờ gia tiên nén hương sau hơn nửa thế kỷ làm dâu xa cách.

Trung tá Rin vui vẻ trò chuyện với bà Thắm và gia đình ông Hích, người công an này cũng thấy hạnh phúc khi giúp được gia đình đoàn tụ - Ảnh: THANH SU

Trung tá Rin vui vẻ trò chuyện với bà Thắm và gia đình ông Hích, người công an này cũng thấy hạnh phúc khi giúp được gia đình đoàn tụ - Ảnh: THANH SU

Mong ước hơn nửa thế kỷ đã thành sự thật. Bà Thắm nắm tay trung tá Rin, nói những lời cảm ơn. Bà nói vợ chồng trung tá Rin cũng như bao người Công an nhân dân khác, luôn gần dân. Chỉ có tinh thần vì nhân dân phục vụ mới hết mình hỗ trợ khi nghe câu chuyện của gia đình.

"Tôi tìm được gia đình chồng là nhờ sự giúp đỡ quá quý giá của cháu Rin và Nguyệt. Tôi và con cháu thật sự biết ơn", bà Thắm nói.

Vậy là sau gần 10 năm, bốn lần tìm về quê chồng, đến nay bà Thắm đã tháo nút thắt trong lòng mình. Những ngày lưu lại quê chồng, họ hàng nhà chồng và hàng xóm đến chia vui khiến bà Thắm ngập tràn hạnh phúc.

Tìm được người thân thất lạc sau gần 40 năm nhờ làm căn cước công dân

Nhờ xác minh thông tin làm căn cước công dân, một gia đình tại Quảng Bình đã tìm được người thân thất lạc gần 40 năm trước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar