14/07/2022 21:44 GMT+7

Một mảnh thiên thạch nổ trên bầu trời New Zealand tương đương 1.800 tấn thuốc nổ TNT

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Các thiên thạch 'dạo qua' New Zealand 3 hoặc 4 lần một năm. Tuy nhiên, quả cầu lửa từ mảnh thiên thạch bay qua bầu trời nước này tuần vừa qua là điều bất thường.

Video ghi lại cảnh mảnh thiên thạch nổ giữa ban ngày trên bầu trời New Zealand - Video: Curtis Powell

Theo truyền thông địa phương, vụ nổ mạnh tương đương 1.800 tấn thuốc nổ TNT và được vệ tinh của Mỹ chụp từ không gian vào tuần trước. Nó lớn đến nỗi được nghe thấy khắp các khu vực phía nam của quần đảo The North.

Các nhân chứng mô tả đó là một "quả cầu lửa màu cam sáng khổng lồ" và "một tia chớp để lại một vệt khói lơ lửng trong vài phút".

"Quả cầu lửa" này rất có thể do một thiên thạch nhỏ, đường kính vài mét, bay ngang qua bầu khí quyển của Trái đất gây ra, theo The Conversation.

New Zealand từng ghi nhận 9 thiên thạch rơi xuống. Gần đây nhất là thiên thạch Auckland đâm xuyên qua mái nhà ở thị trấn Ellerslie vào năm 2003. Phân tích của các nhà khoa học cho thấy nó thuộc nhóm chondrite thông thường và là một phần của một tiểu hành tinh nhỏ chỉ trẻ hơn Mặt trời một chút.

Trái đất chủ yếu "đón" các thiên thạch từ vành đai tiểu hành tinh, Mặt trăng và sao Hỏa. Chúng bao gồm những loại chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi đến những loại khổng lồ, như thiên thạch rộng khoảng 10km khiến loài khủng long tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm.

Tuy nhiên hầu hết thiên thạch đi qua Trái đất đều rất nhỏ, tạo ra những "ngôi sao băng" chỉ lướt qua bầu khí quyển trong một thời gian ngắn.

Năm 2021, mạng cầu lửa UKFall đã ghi lại được cảnh quay một "quả cầu lửa" khổng lồ do thiên thạch lướt qua miền nam nước Anh. Mảnh vỡ thiên thạch sau đó được tìm thấy trên một con đường ở Winchcombe, hạt Gloucestershire và hiện đang được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London, là một loại cực kỳ hiếm trên Trái đất.

Thiên thạch là mỏ vàng của khoa học. Một số chứa vật chất từ ​​trước khi Mặt trời hình thành, cho chúng ta biết về lịch sử hình thành đĩa hành tinh của Mặt trời trẻ, khi bụi lưu thông xung quanh nó bắt đầu tụ lại thành những tảng đá lớn hơn và cuối cùng là các hành tinh.

Các thiên thạch trên Mặt trăng cho thấy Mặt trăng có nguồn gốc từ vụ va chạm của một hành tinh nhỏ với Trái đất.

Nếu một thiên thạch được camera ghi lại, các nhà khoa học có thể tính toán quỹ đạo của nó và định vị nó.

Thiên thạch va trúng kính viễn vọng 10 tỉ USD của NASA

TTO - Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết một thiên thạch nhỏ đã va vào kính viễn vọng không gian James Webb, làm biến dạng một trong những tấm gương của kính song không ảnh hưởng đến lịch trình quan sát dự kiến.

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar