02/08/2022 15:15 GMT+7

Một huyện ở Hà Nội có đến hàng chục dự án bất động sản dở dang, vì sao?

QUANG THẾ - BẢO NGỌC
QUANG THẾ - BẢO NGỌC

TTO - Chia sẻ với báo chí về việc hàng loạt dự án đang quây tôn để hoang, xây dựng dở dang gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, đại diện UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết đang tập trung rà soát, từng bước tháo gỡ.

Một huyện ở Hà Nội có đến hàng chục dự án bất động sản dở dang, vì sao? - Ảnh 1.

Một dự án bỏ hoang đã "ôm đất" hơn 10 năm - Ảnh: QUANG THẾ

Trong khi đó, ngày 2-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chuyên gia cho rằng cần phải mạnh tay hơn nữa với những chủ đầu tư cố tình "ôm đất".

"Rà soát để quyết định thu hồi hay tiếp tục cho triển khai"

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hoàng Anh Tuấn - chủ tịch UBND huyện Mê Linh - cho biết thời điểm huyện Mê Linh thuộc địa giới hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc được phê duyệt thành vùng đô thị, phát triển công nghiệp, nông nghiệp sinh thái… 

Theo đó, hầu hết các dự án trên địa bàn huyện hiện nay có từ trước ngày 1-8-2008 (thuộc Vĩnh Phúc), trong đó có 47 dự án bất động sản. Sau khi sáp nhập về Hà Nội thì gặp nhiều khó khăn vướng mắc, phần lớn các dự án chậm triển khai.

Lý giải về nguyên nhân hàng chục dự án đang chậm triển khai, ông Tuấn cho biết có nhiều lý do liên quan đến điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội, điều chỉnh phân khu đô thị và nhiều điều chỉnh khác dẫn đến các dự án phải điều chỉnh theo quy hoạch.

"Dự án chậm triển khai thì chủ trương đầu tư cũng chậm, phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, gia hạn giấy phép đầu tư. Có những dự án được phép phân lô bán nền nhưng cũng có dự án phải xây thô mới được bán chính là những khó khăn về chính sách", ông Tuấn nói.

Một huyện ở Hà Nội có đến hàng chục dự án bất động sản dở dang, vì sao? - Ảnh 2.

Dự án bất động sản hàng ngàn tỉ đồng thành nơi chăn thả gia súc - Ảnh: QUANG THẾ

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, về chủ quan thì cũng có nhiều nhà đầu tư năng lực hạn chế, có chủ đầu tư hạn chế cả về triển khai thủ tục dự án và năng lực tài chính. Ngoài ra, đơn giá bồi thường tại các thời điểm khác nhau đã dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

"Ví dụ dự án có khoảng 50ha đã đền bù được 30-40ha theo giá của Vĩnh Phúc nhưng khi áp giá của Hà Nội thì cao hơn. Bên cạnh đó, một số dự án người dân chưa chấp thuận bồi thường. Khi áp theo giá của Hà Nội tác động đến tài chính của doanh nghiệp phải chi trả tăng lên", ông Tuấn nói.

Một huyện ở Hà Nội có đến hàng chục dự án bất động sản dở dang, vì sao? - Ảnh 3.

Một số dự án khác sau khi được gỡ vướng đã "hồi sinh" - Ảnh: QUANG THẾ

Cần mạnh tay với chủ đầu tư cố tình "ôm đất"

Ông Tuấn cho biết thêm: "Chậm triển khai chúng tôi sốt ruột lắm, đất hoang hóa. Nhiều dự án được giao đất nhưng chưa triển khai thủ tục gì về đền bù giải phóng mặt bằng. Có dự án thì mới đền bù, đền bù gần xong, có cả dự án chưa đền bù để cỏ mọc um tùm. Nhiều khó khăn về cơ chế, quy định, chính sách thay đổi, năng lực nhà đầu tư…", ông Tuấn cho hay.

Được biết, nhiều dự án đã được "khơi thông", trong đó có một số dự án nhà ở xã hội, tuy nhiên cũng còn không ít dự án đang quây tôn để cỏ dại bủa vây.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường - cho biết đã đến thời điểm UBND huyện Mê Linh và UBND TP Hà Nội cần mạnh tay thu hồi dự án sau 48 tháng giao đất mà không triển khai theo Luật đất đai năm 2013.

Ông Võ cho biết thêm: "Mê Linh là vùng rất tiềm năng vì gần trung tâm, giáp ranh nhiều quận, huyện quan trọng của thủ đô. Tại nhiều cuộc hội thảo bàn về quy hoạch đô thị cũng đã có nhiều ý kiến đề xuất cần đưa Mê Linh và một số huyện lân cận trở thành thành phố du lịch, phát triển nông nghiệp quy mô lớn…".

"Tuy nhiên trong suốt hơn 10 năm qua, nguồn lực về đất đai ở khu vực này vẫn chưa được khơi thông. Nhiều cánh đồng trồng lúa, hoa màu đã nhường đất cho các dự án nhưng rồi lại bỏ không lãng phí. Trong khi người dân không có đất để canh tác, còn Nhà nước thì cũng không thu được thuế", ông Võ nói.

Đại diện UBND huyện Mê Linh cho biết, từ những bất cập trên, Huyện ủy, UBND, HĐND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban để báo cáo lên Thành ủy, HĐND TP, UBND TP Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mục tiêu là đánh giá đúng những dự án tiếp tục được triển khai hoặc cần phải thu hồi. Đối với dự án tiếp tục được triển khai thì sẽ tháo gỡ từng bước.

Trước đó, ngày 22-10-2021, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định số 4554 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đối với 60 dự án với diện tích 3.801,77ha. UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Mê Linh kiểm tra, rà soát từng dự án.

Vì sao hàng loạt các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội, TP.HCM chậm tiến độ?

TTO - Trong 6 dự án trọng điểm chậm tiến độ phần lớn là các dự án đường sắt đô thị, nguyên nhân do chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm thực hiện, năng lực nhà đầu tư, tổng thầu còn hạn chế...

QUANG THẾ - BẢO NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Khu nhà nổi lớn nhất châu Âu' làm hồi sinh bến tàu Rotterdam xưa

Khu nhà nổi được thiết kế trên một bến tàu bỏ hoang ở Rotterdam, Hà Lan, nơi có thể tiếp cận hoàn toàn bằng thuyền.

'Khu nhà nổi lớn nhất châu Âu' làm hồi sinh bến tàu Rotterdam xưa

Chuyển cơ quan điều tra vụ tố cáo chủ dự án ở Nha Trang rao bán đất đã bán cho dân

Tỉnh Khánh Hòa vừa giao Sở Xây dựng xử lý, còn Viện KSND tỉnh đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra đơn tố cáo của dân mua nhà đất dự án khu dân cư Cồn Tân Lập, TP Nha Trang về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chuyển cơ quan điều tra vụ tố cáo chủ dự án ở Nha Trang rao bán đất đã bán cho dân

Thủ tướng: Khẩn trương nghiên cứu chính sách đánh thuế bất động sản với đất, nhà ở không sử dụng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh như vậy tại cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, ngân hàng, doanh nghiệp về tình hình thị trường bất động sản vào chiều 24-5.

Thủ tướng: Khẩn trương nghiên cứu chính sách đánh thuế bất động sản với đất, nhà ở không sử dụng

Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM: 'Không có nhũng nhiễu, lạm quyền khi cấp sổ đỏ như phản ánh'

Báo cáo xác minh của Sở Nông nghiệp và Môi trường khẳng định Văn phòng đăng ký đất đai thành phố có chậm giải quyết hồ sơ nhưng không nhũng nhiễu, lạm quyền khi cấp sổ đỏ như phản ánh.

Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM: 'Không có nhũng nhiễu, lạm quyền khi cấp sổ đỏ như phản ánh'

Phản ánh nhũng nhiễu, lạm quyền khi làm sổ đỏ: Sở Nội vụ ‘nhắc’ Sở Nông nghiệp và Môi trường báo cáo

Sở Nội vụ TP.HCM có văn bản 'nhắc' Sở Nông nghiệp và Môi trường giải quyết những phản ánh nhũng nhiễu, lạm quyền khi cấp sổ đỏ tại Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố.

Phản ánh nhũng nhiễu, lạm quyền khi làm sổ đỏ: Sở Nội vụ ‘nhắc’ Sở Nông nghiệp và Môi trường báo cáo

Người lao động gửi Quốc hội: Lương không tăng, tiếp cận nhà ở xã hội là ngoài tầm với

Mức thu nhập trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng, được tiếp cận một căn nhà hay nhà ở xã hội là điều ngoài tầm với.

Người lao động gửi Quốc hội: Lương không tăng, tiếp cận nhà ở xã hội là ngoài tầm với
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar