19/11/2017 14:46 GMT+7

Một chữ cũng là trò: Hiểu từ học sinh cá biệt hiểu đi...

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Hai thầy giáo Nguyễn Trường Sa và Nguyễn Công Điền vừa có buổi giao lưu với chủ đề thú vị: "Một chữ cũng là trò" tại Đường sách sáng 18-11.

Một chữ cũng là trò: Hiểu từ học sinh cá biệt hiểu đi... - Ảnh 1.

Tác giả - thầy giáo Nguyễn Trường Sa (bìa trái), tác giả - thầy giáo Nguyễn Công Điền (giữa) tại buổi giao lưu ra mắt ba tác phẩm do NXB Trẻ ấn hành - Ảnh: L.ĐIỀN

Nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, câu chuyện từ hai thầy giáo cũng là một phần ưu tư của nhiều người hiện nay.

Xã hội hiện nay tiến bộ nhiều, người thầy muốn học trò mình học thì bản thân mình cũng phải học, muốn trò có nhân cách thì thầy cũng phải có nhân cách

ThS NGUYỄN CÔNG ĐIỀN

Học trò dạy tôi...

Cụm từ "một chữ cũng là trò" như một phản hồi ấn tượng cho quan niệm "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" trong truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt. 

Một chữ cũng là trò của TS Nguyễn Trường Sa: Tác giả chia sẻ những kinh nghiệm từ công việc dạy học.

Đây là những lời khuyên chí tình với quan niệm tiến bộ, hiện đại trong giáo dục, có thể làm hành trang cho những ai quyết định theo đuổi con đường mang kiến thức đến cho những mầm non đất nước.

Tinh thần dạy và học từ trong lịch sử đã đi được một chặng đường dài và ngày nay có những người thầy không chỉ bắt đầu sự nghiệp của mình từ những tháng ngày tâm niệm "nửa chữ cũng là thầy", mà đến lúc trở lại làm thầy ông đã thốt lên: "Trường sư phạm dạy tôi một, học trò dạy tôi mười".

Nói rõ thêm về cách ví von này, thầy Nguyễn Trường Sa cho biết: "Khi tôi học từ các thầy cô, thầy cô tôi có thể định nghĩa về tôi như một cậu học trò. 

Còn định nghĩa tôi là một người thầy như thế nào đó chính là những học trò của tôi. Bởi vậy, tôi cho rằng: Học trò chính là người thầy tốt nhất cho các giáo viên".

Cũng chính từ cái nhìn xem học trò là người không chỉ làm nên sự nghiệp của các giáo viên mà còn quyết định cả cái nhìn về những người thầy, người cô trong nhiều năm sau đó, cả hai thầy giáo Nguyễn Trường Sa và Nguyễn Công Điền đều lưu ý đến việc hiện nay, quan niệm về chuyện "xem học sinh là trung tâm" vẫn chưa được thực hiện đúng đắn. 

Về điều này, thầy giáo Nguyễn Công Điền nhắc lại quan niệm: Mình không thay đổi được chính mình thì không thể thay đổi được người khác.

Có bạn đọc nêu vấn nạn hiện nay là các thầy cô quá bận với chương trình giáo khoa, liệu còn "kẽ hở" nào để tìm hiểu tâm tư học sinh? Ý kiến của các thầy vẫn là phải tìm cách, vì thầy cô giáo hiểu tâm tư nguyện vọng của học trò là quan trọng nhất. "Nếu không, dù có vị thánh nào sống dậy cũng chịu thua, không giải quyết được" - thầy Điền chia sẻ.

Hiểu từ học sinh cá biệt hiểu đi...

Với kinh nghiệm của mình, thầy Nguyễn Trường Sa cho rằng một tiết giảng thành công thì đó không chỉ là nơi xảy ra tương tác giữa thầy và trò, mà còn là nơi tương tác giữa con người với con người.

Hai quyển sách của ThS Nguyễn Công Điền: Làm cha làm bạn làm thầy gồm những bài học thiết thực mang tính xây dựng dành cho cả phụ huynh, học sinh và các thầy cô để không chỉ tạo ra môi trường học tập tốt đẹp, mà còn giúp đỡ con em học hành hiệu quả.

Nghệ thuật hợp tác thầy trò bao gồm các "nguyên tắc" được đưa ra thông qua các tình huống tương tác giữa học trò, thầy cô giáo, phụ huynh và những nhà giáo dục cấp tiến... nhằm hướng đến việc hợp tác giữa thầy và trò được tốt hơn.

Tương tác giữa hai người thì có tính xã hội và khi đó người thầy không chỉ là chỗ dựa về kiến thức cho học trò, mà còn là chỗ dựa về tinh thần và tình cảm nữa.

Thầy Nguyễn Công Điền nhớ lại ngày xưa, lúc ông còn đi học, thường các lớp cá biệt, các lớp học sinh phần lớn yếu kém sẽ do chính hiệu trưởng, hiệu phó hoặc các thầy cô giỏi đảm trách. 

Giờ thì có chỗ ngược lại, giao lớp cá biệt cho các giáo viên "thấp cổ bé miệng". Ông nói thêm các nước quan niệm khác ta, như ở Phần Lan giáo viên tiểu học được coi trọng hơn giáo viên trung học vì dạy các lớp nhỏ vốn khó hơn và quan trọng hơn rất nhiều.

Và điều thú vị là cả hai thầy giáo dành những lời tâm huyết để nói về học sinh cá biệt. Thầy Điền tâm sự: "Học sinh cá biệt của tôi nhiều lắm và phần lớn chúng ta không hiểu tâm tư tình cảm và các vấn đề đang gặp phải của những học sinh cá biệt đó. 

Thầy giáo cũng như phụ huynh, thường không hiểu tại sao các em đó học không được, mà chỉ bực tức vì các em học không được".

Và thầy Sa lại nhớ đến câu chuyện em sinh viên của mình học kém môn tiếng Anh. Và trong một lần tâm sự, thầy được biết từ nhỏ em đã thích học tiếng Anh nhưng từ tiểu học, một lần vì ngủ quên không kịp đến thi tiếng Anh nên bị điểm 1, từ đó mỗi lần gặp môn tiếng Anh là cảm giác ác cảm và nhớ đến kỷ niệm không đẹp kia khiến em học không tốt. 

Từ câu chuyện đó, thầy Sa đã thiết kế ra một tình huống để giải quyết, cũng bằng cách hướng dẫn em sinh viên kia vượt qua một kỳ thi. 

Thầy Sa nói rằng: "Em cho phép thầy sửa cái sai của người thầy nào đó trong quá khứ của em và kỷ niệm không vui của kỳ thi năm xưa đã được thay bằng kỷ niệm đẹp của kỳ thi hôm nay".

Chính những người thầy tâm huyết như thế mới can đảm nói lên cái điều ngược với thế gian: Một chữ cũng là trò.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ diễn ra trên quảng trường Ba Đình tối 18-5

Ca sĩ Hòa Minzy sẽ cùng các em nhỏ hát những ca khúc thiếu nhi về Bác Hồ, còn ‘Anh trai say hi’ Anh Tú cùng các nghệ sĩ hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ tại quảng trường Ba Đình tối 18-5.

Chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ diễn ra trên quảng trường Ba Đình tối 18-5

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Các hiện vật được thu hồi tại thành phố New York, giới chức Ai Cập cho biết.

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

Chùa Quán Sứ chính thức thông báo mở xuyên đêm để phục vụ nhu cầu quá lớn của bà con, Phật tử đến chiêm bái xá lợi Phật.

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Chùa Thanh Tâm (TP.HCM), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam), núi Bà Đen (Tây Ninh) là những địa điểm được chọn tôn trí xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ), để tăng ni, Phật tử, người dân đến chiêm bái.

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar