07/04/2025 11:44 GMT+7

Mong thu tiền rác minh bạch, thuận tiện, không nhập nhằng mỗi nơi mỗi kiểu như hiện nay

Nhiều bạn đọc mong muốn cơ quan chức năng có giải pháp để việc đóng tiền thu gom, vận chuyển rác minh bạch và thuận tiện hơn như đóng tiền điện, nước.

tiền rác - Ảnh 1.

Phiếu thu tiền rác tháng 3 năm 2025 của một hộ gia đình - Ảnh: NGỌC KHẢI

Liên quan đến bài Vì sao tiền rác mỗi nơi mỗi giá, cách đóng tiền cũng khác nhau?, một số bạn đọc nêu ý kiến cần thu phí qua app để đảm bảo tính minh bạch, công khai. Bạn đọc tên Cường nêu ý kiến: "Nên thống nhất đóng tiền gom rác qua app ngân hàng hay ví điện tử".

Vì sao giá tiền rác mỗi năm mỗi tăng?

Bạn đọc tên Phú cho biết ngoài phí vận chuyển rác, mỗi tháng đóng 50.000 đồng cho nhân viên đến nhà thu. "Chưa kể bỏ thùng xốp hay những loại rác như tấm ván… cũng phải thêm tiền. Mong có app thu tiền rác để dễ theo dõi", bạn đọc này nêu ý kiến.

Còn bạn Long nêu vấn đề đang gặp phải khi đóng tiền thu gom rác không có biên lai và người thu gom không giải thích được tại sao tiền mỗi năm mỗi tăng. 

"Việc đóng tiền để sử dụng dịch vụ đối với người dân là không thành vấn đề. Tuy nhiên đơn vị thu gom, hoặc chính nhân viên thu tiền đôi khi có cách ứng xử gây khó chịu với người dân", bạn đọc Long bày tỏ.

Một số bạn đọc như Dương Thị Hằng, Minh Kute, Dung, Pigzero, Huy Long không đồng tình với cách làm của một số người thu gom rác.

Theo bạn đọc Huy Long, nhà bỏ rác không nhiều mà mỗi tháng đều phải đóng 60.000 đồng, khi có bọc rác to chút thì người gom rác bỏ lại, nói cho tiền mới lấy đi. 

"Tiền thu gom rác thì đóng đầy đủ mỗi tháng không thiếu, nhưng người thu gom rác cứ 3 bịch rác lấy đi 2 bịch chừa lại 1 bịch, rác thì vung vãi khắp nơi. Thử hỏi gom rác mà không giữ vệ sinh chung trong cộng đồng thì làm sao xanh, sạch, đẹp được", bạn đọc Huy nêu vấn đề.

Bạn đọc TH kể thêm "chỗ văn phòng công ty tôi mỗi ngày chỉ có 1 túi rác như gia đình mà thu 300.000 đồng/tháng, bữa nào có rác nặng xíu là phải chi thêm vài trăm mới gom. Giá thu gom không rõ ràng gì, muốn thu bao nhiêu thì thu".

Còn bạn đọc Hao Nguyen nêu: "Nơi tôi ở tiền rác không thu được các hộ sống ở phía dưới sông. Các hộ cho rằng nhà họ không có rác (quăng bỏ xuống sông) nên không đóng mặc dù mỗi tháng chỉ có 20.000 đồng".

Tuy nhiên một số ý kiến cũng chia sẻ với những khó khăn của người thu gom rác. "Một tháng đóng tầm 90.000 đồng, chi ra mỗi ngày chỉ có 3.000 đồng để người ta thu gom rác và vận chuyển rác về bãi chôn rác là quá rẻ rồi. Tôi thấy người thu gom rác cực lắm", bạn đọc này viết.

Đồng tình, bạn đọc dùng số điện thoại 0902******27 cũng chia sẻ với sự vất vả, khó nhọc của người đi thu gom rác: "Nãy giờ xem ý kiến của mọi người, tôi thấy lời của bạn là ấm áp nhất. Thật sự họ rất cực".

Phí vận chuyển 30.000 đồng mà phiếu thu vẫn ghi 20.000 đồng, nên rõ ràng, minh bạch

Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi vì sao tiền rác thời gian qua có xu hướng tăng, mong có sự lý giải rõ ràng, minh bạch. "Nên công khai, minh bạch các khoản cho người dân biết", bạn đọc Nguyễn viết.

Còn bạn đọc Hoang Mai cho biết được UBND phường giải thích và biết rằng giá gồm tiền thu gom và vận chuyển. Ai phát sinh nhiều sẽ đóng tiền nhiều theo khối lượng nhóm phát sinh. 

Trong khi đó bạn đọc 4231 cho biết: "Nhà nào mà ý kiến gì là họ khỏi gom rác luôn và nếu rác là quần áo hoặc ruột gối cũ bỏ ra họ cũng không thu gom. Rất mệt mỏi với việc thu gom rác. Việc này nên có nội quy rõ ràng về hình thức hoạt động, đơn vị thu gom, giá cả thu gom và phân loại rõ ràng rác nào được thu gom, rác nào không được thu gom".

Bạn đọc Lynh Kim cho biết từ tháng 3 vừa qua tiền rác tăng lên 95.000 đồng trong khi trước đó tháng 2 đã tăng lên 90.000 đồng nhưng không một lời giải thích.

Tương tự, bạn đọc Chánh Nghĩa 1960 cho biết "trước Tết đóng 60.000 đồng rồi lên 86.000 đồng. Sau Tết, tháng 2 lên 90.000 đồng. Và tháng 3 là 95.000 đồng". "Tôi không hiểu vì sao lại lên liên tục như vậy?", bạn đọc này đặt câu hỏi.

Bạn đọc Ha cung cấp thêm thông tin, hiện nay người dân mới trả tiền thu gom và vận chuyển rác, tiền xử lý rác vẫn được Nhà nước chi trả. Dự kiến sau năm 2025, người dân phải trả khoản tiền này. 

Cũng theo bạn đọc này, tiền rác phải đóng đã cao nhưng người gom rác lại yêu cầu phải trả thêm tiền phí nọ phí kia, quá bất cập.

Một bất cập khác được bạn đọc Đại Di chỉ ra: "Tiền vận chuyển rác từ 20.000, tăng lên 30.000 đồng/tháng mà biên lai thì vẫn ghi 20.000 đồng, rồi lấy viết sửa số 2 thành số 3".

Để giải quyết tình trạng bất cập này, bạn đọc Coc đề xuất: "Thu qua app toàn quốc để minh bạch, không bỏ sót các đối tượng xả rác qua nhà người khác hay quăng xuống kênh...".

Bàn về giải pháp lâu dài, bạn đọc Phùng Tấn Tài cho biết: "Trước đây gom rác từ 4h sáng đến 6h sáng. Giờ thời gian gom rác không ổn định. Kính mong cơ quan chức năng TP.HCM quy định giờ lấy rác vào buổi gần sáng như trước đây để không làm ảnh hưởng tới mỹ quan của TP. Đồng thời, việc lấy rác phải bằng xe chuyên dụng để thay thế xe tự chế như hiện nay".

Bạn đọc Nguyễn Phúc Hội thì quan tâm vấn đề hạn chế rác thải và mong muốn "làm sao có cách hạn chế rác từ cả trong sản xuất lẫn tiêu dùng mới có thể xử lý rác thải hiệu quả".

Tiền rác thu theo hộ, theo số người hay theo lượng rác?

Thực tế cho thấy mỗi địa phương có quy định cách tính và thu tiền rác khác nhau. Mức thu khác nhau, cách thu tiền cũng khác nhau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Hà Nội lý giải gì về việc người dân xếp hàng từ rạng sáng để chờ lấy số thứ tự nộp hồ sơ, xử lý thủ tục hành chính?

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Bỏ thi nâng ngạch và chế độ tập sự đang được xem là bước đi mạnh mẽ nhằm đưa nền công vụ Việt Nam rời khỏi quỹ đạo "chức nghiệp".

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Đường hai bên giếng nước Mỹ Tho thành đường một chiều từ hôm nay 10-5

Kể từ 22h ngày 10-5, hai tuyến đường Tết Mậu Thân và tuyến đường Yersin (Mỹ Tho, Tiền Giang) sẽ được điều chỉnh thành đường một chiều, nâng số tuyến đường một chiều lên ba tuyến.

Đường hai bên giếng nước Mỹ Tho thành đường một chiều từ hôm nay 10-5

Vụ học sinh lớp 3 bị xe tông tổn thương 90%: Người giao xe có phải chịu trách nhiệm?

Vụ việc em N. (học sinh lớp 3, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) bị một trẻ hơn 14 tuổi đi xe gắn máy tông chấn thương sọ não, tổn thương 90% nhưng chưa được ai bồi thường đang được dư luận quan tâm.

Vụ học sinh lớp 3 bị xe tông tổn thương 90%: Người giao xe có phải chịu trách nhiệm?

Người dân 'giải cứu' hàng tấn dưa hấu giúp bác tài sau tai nạn

Người dân Nghệ An cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau vụ tai nạn giao thông với xe giường nằm sáng 10-5.

Người dân 'giải cứu' hàng tấn dưa hấu giúp bác tài sau tai nạn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar