19/11/2015 08:30 GMT+7

Môn Sử có bị khai tử - học sao cho khỏi ngán?

HOÀNG HƯƠNG ghi
HOÀNG HƯƠNG ghi

TT - Câu chuyện môn học 
lịch sử nên tồn tại độc lập hay tích hợp tiếp tục làm dấy lên nhiều mối quan tâm về cách dạy sử và học sử sao cho hiệu quả. 
Tuổi Trẻ tiếp tục giới thiệu ý kiến của phụ huynh, 
học sinh và các nhà chuyên môn.

Học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM chọn mua sách sử - Ảnh: Như Hùng

“Tôi nghĩ môn sử sẽ rất hấp dẫn học sinh nếu các thầy cô giáo giảng dạy bằng nhiều hình thức khác nhau, cho học sinh thấy được những cái hay, cái thú vị của sử chứ không chỉ những ngày, tháng, năm... của sự kiện này hay sự kiện kia. Môn sử sẽ còn hấp dẫn hơn nếu chúng tôi được làm bài kiểm tra hay thi cử bằng cách viết tiểu luận, thuyết trình, đóng kịch... chứ không phải học thuộc lòng rồi viết ra giấy như hiện nay 

Nguyễn Hồng Vy (học sinh lớp 12 Trường THPT Gia Định, TP.HCM)

* GS Phan Huy Lê (chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam):

Không nên giới hạn trong bốn bức tường

Tôi có xem sách giáo khoa lịch sử đang sử dụng cho vài nước như Pháp, Trung Quốc, thấy họ không viết sách giáo khoa theo lối dàn trải, nặng nề như ta. Mỗi thời kỳ, tùy theo yêu cầu của lứa tuổi học sinh, học chọn một số sự kiện, thành tựu tiêu biểu nhất để khắc họa sâu vào nhận thức của học sinh, còn tính hệ thống của lịch sử thì giới thiệu nhẹ nhàng bằng sơ đồ... rất dễ hiểu có tính minh họa cao. Nội dung đến hình thức đều tạo nên sự hấp dẫn, yêu thích của thế hệ trẻ.

Còn ở ta, như nhận xét của nhiều nhà sử học, sách giáo khoa lịch sử phổ thông gần như tóm tắt sách sử của người lớn để bắt học sinh học. Sách giáo khoa vẫn trình bày dàn trải, la liệt các sự kiện, rất nặng nề, nhàm chán. Xét về mặt kiến thức, sách giáo khoa lịch sử vừa thừa lại vừa thiếu, thừa những cái không cần thiết, thiếu một số nội dung cơ bản, tiêu biểu.

Yêu cầu giáo dục lịch sử không dừng lại ở kiến thức mà làm sao để kiến thức thấm sâu vào nhận thức của học sinh, biến thành hiểu biết của chính các em một cách có hứng thú. Mỗi sự kiện lịch sử không còn là một mảng của quá khứ khô cứng với những niên đại, con số, diễn biến nặng nề mà là một bộ phận của lịch sử sống động qua bài giảng của thầy cô, qua giao lưu với học sinh.

Dạy lịch sử không giới hạn trong sách giáo khoa và bốn bức tường của lớp học mà cần mở rộng các hình thức như tham quan bảo tàng, nhà lưu niệm, du khảo, dã ngoại... Giáo dục lịch sử trong trường phổ thông cần sự kết hợp với cả môi trường giáo dục của gia đình, xã hội, của các phương tiện thông tin đại chúng...

Để việc giáo dục lịch sử ở cấp phổ thông có vị thế xứng đáng, đó phải là môn học độc lập bên cạnh các môn toán, ngữ văn... Cùng với đó, Bộ GD-ĐT cần rà soát để đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng giáo viên... để có định hướng cho môn học này.

VĨNH HÀ ghi

* Ông Cao Huy Thảo (nguyên hiệu trưởng Trường THPT quốc tế Việt - Úc):

Không phải là độc lập hay tích hợp

Tôi cho rằng bản chất vấn đề hiện nay không phải tranh luận để môn sử độc lập hay tích hợp vào với môn khác. Cái chính - quan trọng hơn là cần xem lại nội dung chương trình và cách dạy sử trong trường phổ thông hiện nay. Ví dụ: Tại sao môn sử làm cho học sinh chán? Tại sao việc giảng dạy môn sử chỉ tập trung vào mục tiêu kiểm tra, thi cử? Tại sao môn sử không tạo được sự hứng khởi cho người học?...

Ai cũng hiểu mục tiêu của giáo dục là xây dựng kiến thức, tri thức, kỹ năng để người học có thể sống trong thời đại hôm nay. Thế thì môn sử cũng phải đáp ứng những yêu cầu đó chứ không thể chỉ dạy cho học sinh những sự kiện và ý nghĩa của thời quá khứ.

Chúng ta đang tham khảo và học hỏi nước ngoài về cách dạy sử. Thế thì chúng ta cũng nên học tập họ về cách thiết kế môn học này. Ví dụ như ở Úc, bậc tiểu học họ dạy sử cho học sinh bằng những vấn đề rất gần gũi và thiết thực, vừa tầm tri thức của trẻ như lịch sử gia đình: cha mẹ là người sinh ra con, ông bà là người sinh ra cha mẹ...

Lên cấp cao hơn thì họ yêu cầu học sinh phải tự tìm hiểu vấn đề trước khi giáo viên môn sử truyền tải kiến thức bài mới. Tức là họ yêu cầu học sinh học sử một cách chủ động chứ không áp đặt các em phải học thuộc lòng trong sách giáo khoa..

HOÀNG HƯƠNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar