03/09/2023 11:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thí sinh thi khoa học tự nhiên giảm, trường đại học chật vật xét tuyển

Số lượng thí sinh đăng ký bài thi khoa học tự nhiên ngày càng ít. Nguồn xét tuyển của các trường đại học vì vậy cũng ngày càng teo tóp, khó tuyển.

Nguồn xét tuyển cho khối ngành kỹ thuật ngày càng teo tóp - Ảnh: XUÂN DUNG

Nguồn xét tuyển cho khối ngành kỹ thuật ngày càng teo tóp - Ảnh: XUÂN DUNG

Kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa bài thi tự chọn vào kỳ thi tốt nghiệp THPT cách đây 7 năm, số lượng thí sinh đăng ký bài thi khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) ngày càng teo tóp. Điều này khiến cho các trường đại học dù xét tuyển bổ sung cũng "bói" không ra người học.

Nguồn xét tuyển ngày càng hẹp

Trong khi đó thí sinh thi bài thi khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) ngày càng áp đảo. Số thí sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội nhiều gần gấp đôi thí sinh khoa học tự nhiên.

Từ thống kê số liệu có thể thấy thí sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội luôn chiếm từ hơn 40% đến trên 50% tổng số thí sinh dự thi. Liên tục từ các năm từ 2019 đến nay, số thí sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội luôn chiếm hơn 50% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.

Năm 2019, dù tổng số thí sinh đăng ký dự thi giảm so với năm trước nhưng số thí sinh thi khoa học xã hội tăng 5%, chiếm khoảng 53%. Ở chiều ngược lại, số thí sinh thi khoa học tự nhiên lại giảm đến gần 13% so với năm 2018.

Đến năm 2020, xu hướng này vẫn tiếp tục. Hơn 55% thí sinh thi khoa học xã hội, chỉ có 32,9% thi khoa học tự nhiên.

Điều này khiến không ít trường tuyển sinh khối ngành công nghệ, kỹ thuật "điêu đứng" vì tuyển không ra thí sinh bởi nguồn tuyển ngày càng thu hẹp.

Năm nay có hơn 30 trường đại học đã thông báo xét tuyển bổ sung. Trong số này hầu hết là các trường khối kỹ thuật, công nghệ hoặc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ trong các trường đại học đa ngành.

Việc các ngành kỹ thuật, công nghệ khó tuyển có nhiều lý do. Trong số này có thể kể đến đặc thù ngành học khiến ít nữ thí sinh chọn, việc làm sau này nặng nhọc khiến thí sinh e ngại, số lượng ngành và ngành kỹ thuật nhiều với chỉ tiêu lớn. Và quan trọng là nguồn tuyển cho khối ngành này ngày càng bị thu hẹp.

Khoa học xã hội thảnh thơi

Việc ít thí sinh lựa chọn bài thi khoa học tự nhiên không chỉ ảnh hưởng đến khối ngành kỹ thuật, công nghệ mà còn nhiều ngành khác xét tuyển các môn có trong bài thi này.

Đơn cử như khối ngành sức khỏe, dù "hot" nhưng năm nay cũng có rất nhiều trường xét tuyển bổ sung. Một số trường đại học công lập chuyên ngành sức khỏe khu vực phía Bắc đồng loạt xét tuyển bổ sung nhóm ngành này.

Trong khi đó khối ngành kinh tế cũng có xét tuyển bổ sung nhưng ít hơn nhiều so với nhóm kỹ thuật, công nghệ.

Điều đáng chú ý là các ngành khối khoa học xã hội hầu như không có hoặc rất ít ngành phải xét tuyển bổ sung trong kỳ tuyển sinh năm nay. Không những vậy, điểm chuẩn đợt 1 của các trường, ngành khối xã hội lại cao chót vót.

Điều này có nguyên nhân từ lượng thí sinh thi bài thi khoa học xã hội ngày càng tăng, bất chấp tổng số thí sinh đăng ký dự thi tăng hay giảm. Nguồn xét tuyển cho các trường, ngành khối xã hội cũng vì vậy mà dồi dào hơn.

Biểu đồ này cho thấy từ năm 2017 đến nay, số thí sinh thi bài thi khoa học liên tục tăng. Ở chiều ngược lại, thí sinh đăng ký bài thi khoa học tự nhiên hiếm hoi có vài lần tăng trong khi phần lớn giảm.

Nhiều ngành không tuyển được thí sinh nào

Hiện tại các trường vẫn đang nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung. Tuy nhiên kết quả dự kiến sẽ không mấy khả quan, nhất là các ngành kỹ thuật, công nghệ.

Năm 2022, hàng loạt ngành ở các trường đại học không tuyển được thí sinh nào hoặc chỉ được một, hai thí sinh. Đơn cử như sinh học, công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ sau thu hoạch, quản lý tài nguyên rừng của Trường đại học Tây Nguyên. Hay như các ngành kinh tế nông nghiệp, khoa học cây trồng, kỹ thuật xây dựng của Trường đại học Hà Tĩnh, khoa học vật liệu Trường đại học Quy Nhơn.

Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều trường đại học khác như Quảng Nam, Quảng Bình, Phú Yên, Kiên Giang, Khánh Hòa. Có những ngành có thí sinh trúng tuyển nhiều nhưng cũng vài ngành chỉ lác đác chưa đến 10 thí sinh.

Các trường đại học xét tuyển bổ sung hơn chục ngàn chỉ tiêu

Ngay khi công bố điểm chuẩn đợt 1, nhiều trường đại học, cao đẳng công bố xét tuyển bổ sung hơn chục ngàn chỉ tiêu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar