03/09/2022 17:35 GMT+7

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ An Phú đến Long Thành lên 8 làn xe là cấp bách

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phương án đầu tư mở rộng đoạn An Phú - Long Thành của đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ 4 làn lên 8 làn xe là hết sức cần thiết và cấp bách.

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ An Phú đến Long Thành lên 8 làn xe là cấp bách - Ảnh 1.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có 4 làn xe đã trở nên chật chội, riêng đoạn An Phú đến Long Thành (nút giao quốc lộ 51) lượng xe đã vượt 25% so với năng lực thông hành của đường - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhận định như vậy về việc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đề xuất cơ quan này chấp thuận phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Trước đó, trong tờ trình xin chấp thuận phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, VEC cho biết cao tốc này đã được đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe. Trong đó, đoạn An Phú - vành đai 2 (dài 4,5km) nền đường rộng 25,5m; đoạn từ vành đai 2 đến Dầu Giây nền đường rộng 27,5m.

Dự kiến giai đoạn hoàn chỉnh đoạn An Phú - vành đai 2 có quy mô 8 làn xe, nền đường rộng 36m; đoạn vành đai 2 - Long Thành quy mô 8 làn xe, nền đường rộng 42,5m; đoạn Long Thành - Dầu Giây quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 35m.

Theo thống kê của VEC, từ khi đưa vào khai thác đến nay, lượng xe qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây liên tục tăng (trung bình khoảng 10,45%/năm).

Tính toán của tư vấn cho thấy đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao Long Thành dài gần 24,6km (giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) với quy mô 4 làn xe, hiện nay lượng xe đã vượt 25% so với năng lực thông hành của đường..

Còn đoạn từ nút giao Long Thành đến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với quy mô 4 làn xe như hiện tại vẫn có thể khai thác ổn định đến năm 2030. Đoạn từ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đến nút giao Dầu Giây với quy mô 4 làn xe như hiện tại vẫn có thể khai thác ổn định đến năm 2040.

Vì vậy, VEC kiến nghị được đầu tư mở rộng 19,9km cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ 4 làn xe lên 8 làn xe.

Trong đó: đoạn vành đai 2 đến vành đai 3 (km4 đến km8 + 770) mở mỗi bên rộng 7,5m để đạt quy mô 8 làn xe, nền đường rộng 41,5m.

Đoạn vành đai 3 tới nút giao quốc lộ 51 (km8 + 770 đến km23 + 900) mở rộng thêm mỗi bên 7,5m để đạt quy mô 8 làn xe, bề rộng nền đường 42,5m.

Ngoài các cầu được mở rộng tương đương với đường, VEC đề xuất mở rộng thêm 1 làn xe cho các nhánh rẽ nút giao quốc lộ 51 (hiện các nhánh rẽ quy mô 2 làn xe, rộng 9m) để tăng năng lực lưu thông.

Tổng mức đầu tư để mở rộng 19,9km cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn do VEC làm chủ đầu tư (từ km4 đến km23+900) là hơn 14.394 tỉ đồng từ nguồn vốn doanh nghiệp này tự huy động. Thời gian thực hiện từ quý 3 năm 2022 đến quý 3 năm 2026.

VEC kiến nghị Bộ Giao thông vận tải làm việc với UBND TP.HCM để thống nhất phạm vi TP.HCM đầu tư mở rộng 4km đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (từ km0 đến km4) với chi phí 686 tỉ đồng.

Lý do VEC không đầu tư đoạn này vì đây là đường trong đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của TP.HCM. VEC chỉ quản lý, thu phí từ phạm vi trước nút giao vành đai 2 trở đi. Trong khi đó Luật ngân sách không cho dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác nên VEC không thể đầu tư mở rộng đoạn từ km0 đến km4 cùng với nút giao An Phú.

Sau khi xem xét tờ trình của VEC, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu VEC khẩn trương hoàn thành quyết toán dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1; nghiên cứu hoàn thiện phương án mở rộng đoạn An Phú - Long Thành từ 4 làn xe lên 8 làn xe báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét.

Nghiên cứu 3 phương án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận

TTO - Bộ Giao thông vận tải thống nhất với các địa phương nghiên cứu, đề xuất ít nhất 3 phương án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận theo quy mô quy hoạch.

TUẤN PHÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân

Lo lắng dự án vành đai 3 TP.HCM bị chậm do thiếu cát, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được yêu cầu chủ đầu tư báo cáo thẳng, kỹ, không lòng vòng.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Dù thực hiện nhiều giải pháp nhưng khu vực chợ Thủ Đức vẫn ngập nặng mỗi khi mưa. TP Thủ Đức kiến nghị TP.HCM chấp thuận xây dựng hai dự án giảm ngập cho chợ Thủ Đức với hơn 5.000 tỉ đồng.

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Hà Tĩnh giám sát, phòng chống dịch COVID-19 ở cửa khẩu

Để chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19 xâm nhập qua biên giới, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Hà Tĩnh giám sát, phòng chống dịch COVID-19 ở cửa khẩu

Vingroup gửi văn bản cho UBND TP.HCM: Đường sắt đi Cần Giờ sẽ làm bằng nguồn vốn tư nhân

Công ty VinSpeed có trách nhiệm tham gia vào việc đầu tư các dự án đường sắt do Tập đoàn Vingroup đề xuất, trong đó có dự án đường sắt đi Cần Giờ.

Vingroup gửi văn bản cho UBND TP.HCM: Đường sắt đi Cần Giờ sẽ làm bằng nguồn vốn tư nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar