15/05/2012 08:19 GMT+7

Mở cửa hầm trú ẩn bị chôn vùi sau 40 năm

TH.H.
TH.H.

TT - Đã 40 năm kể từ sau khi chiến tranh kết thúc tại Việt Nam và gần một năm sau khi tìm thấy căn hầm trú ẩn ngay giữa lòng khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.

Ngày 21-5, khách sạn sẽ mở cửa đón khách tham quan căn hầm bị chôn vùi đã lâu, đóng vai trò trọng tâm trong dự án xây dựng Con đường lịch sử của khách sạn.

Phóng to
Trong đường hầm khách sạn Metropole Hà Nội - Ảnh: Nam Khánh

Căn hầm rộng 40m2 vẫn được bảo tồn nguyên trạng như một sự tôn vinh những đóng góp to lớn của nhân viên khách sạn trong thời kỳ kháng chiến với vô vàn gian khó, những người đã góp sức bảo đảm an toàn cho các vị khách quan trọng trong thời kỳ bom lửa từ giữa những năm 1960 đến mùa đông năm 1972.

Mặc dù khách sạn đã biết có một căn hầm trú ẩn ở phía cuối hồ bơi, song chỉ đến khi xây dựng nền móng cho Bamboo Bar mới của khách sạn, vị trí căn hầm mới được xác định chính xác. Những gì họ đã tìm thấy là nước, rất nhiều nước. Trong nhiều năm qua, mạch nước ngầm tràn vào các phòng và hành lang của căn hầm trú ẩn. Sau khi đội kỹ thuật của khách sạn bơm hết nước, họ tìm thấy một vài vết tích - một chai rượu cũ đã cạn, một bóng đèn vẫn còn nguyên vẹn, lỗ thông hơi, cánh cửa sắt và dòng chữ khắc trên tường của Bob Devereaux.

Nhà báo người Philippines Gemma Cruz Araneta đã mô tả căn hầm hồi tháng 5-1968 như sau: “Nơi trú ẩn của khách sạn là căn phòng bêtông dài và hẹp, nơi mà tôi tưởng tượng có thể dựng thành một vũ trường sành điệu. Căn phòng có những chiếc ghế gỗ màu xanh lá cây xếp cạnh nhau. Mặc dù không có điện, tôi vẫn nhìn thấy một chiếc quạt máy. Thật tình, người Việt Nam là những vị chủ nhà ân cần và chu đáo”.

Gemma Cruz Araneta sẽ đến tham dự lễ khai trương căn hầm cùng với sự hiện diện của Bob Devereaux - nhà ngoại giao Úc, người đã khắc tên mình trên bức tường của căn hầm vào năm 1975 - và nhà sử học Andreas Augustin - tác giả cuốn sách lịch sử của Metropole, hiện đang tham gia xây dựng khu trưng bày Con đường lịch sử của khách sạn từ năm 1901.

Khu trưng bày 110 năm bề dày lịch sử của Metropole được tái hiện dọc 18m hành lang của khách sạn, bao gồm: 13 bảng triển lãm gồm những hình ảnh phục hồi của khách sạn từ những ngày đầu mở cửa, những dấu mốc thời gian giới thiệu hơn 300 vị khách nổi tiếng từng nghỉ tại đây như vua hề Charlie Chaplin, Jane Fonda, Joan Baez hay Angelina Jolie và một phần về hành trình du lịch.

TH.H.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Một kỹ sư tại Nhật Bản vô tình trở thành tâm điểm khi để kiểu tóc đặc biệt như bước ra từ anime Naruto để đi làm tại Honda mỗi ngày.

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Hôm 6-7, Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi tại thị trấn Dharamshala (Ấn Độ) nằm trên dãy núi Himalaya.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar