19/01/2015 09:08 GMT+7

​Mớ bòng bong chống báng bổ, khủng bố, bài Do Thái

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Khủng bố không chỉ diễn ra ở Pháp mà còn ở Bỉ. Tuần trước, tại thành phố Verviers, cảnh sát Bỉ tấn công một nhóm khủng bố, bắn hạ hai kẻ tình nghi từ Syria trở về và bắt giữ một kẻ thứ ba.

Biểu tình bạo động để phản đối tạp chí Charlie Hebdo ở Niger - Ảnh: Reuters

Điều tra cho thấy vụ tấn công này được điều khiển từ Hi Lạp bởi một cựu thành viên “thánh chiến” từ Syria trở về. Vụ này tiếp sau cuộc thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo (tình nghi do Al-Qaeda ở Yemen tổ chức) và vụ bắt con tin trong siêu thị Do Thái ở Paris (mà hung thủ tự nhận là đại diện Nhà nước Hồi giáo) cho thấy đang có những hoạt động vừa “cạnh tranh” vừa phối hợp giữa các tổ chức khủng bố cực đoan.

Những báng bổ của tạp chí Charlie Hebdo chỉ là cái cớ để khởi sự. Vụ tấn công siêu thị của người Do Thái ở Pháp còn là một biểu thị của chủ nghĩa bài Do Thái.

Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã cảnh báo một khi có quá nhiều người Do Thái rời nước Pháp thì có nghĩa “nền Cộng hòa Pháp đã thất bại”, nước Pháp như là một đại cộng đồng đoàn kết tan rã.

Các ước tính dự kiến có trên 10.000 người Do Thái sẽ hồi hương trong năm nay, thay vì chỉ ba, bốn ngàn người vì các lý do “tự nhiên” (lá rụng về cội) trong các năm trước.

Đây là một mục tiêu mà các thế lực chính trị muốn làm tình hình tại Trung Đông bùng nổ hơn nữa nhắm đến mục tiêu hủy diệt tối hậu.

Có bao nhiêu gia đình người Do Thái hồi hương sẽ có bấy nhiêu căn hộ “tái định cư” của người Do Thái được xây cất trong lãnh thổ Palestine. Hồi kết chính là chiến tranh sống mái giữa Israel và Palestine.

Đương nhiên sẽ có những “tiểu bá”, trung bá” khu vực can thiệp vào như từng thấy, nếu được sẽ dẫn đến luôn cả sự xóa sổ sớm Israel.

Ý đồ này được thể hiện qua các hành động bài Do Thái từ “hiền hòa” với các dòng chữ kẻ bài xích đến các vụ tấn công bằng vũ khí, càng làm toàn cảnh bức tranh bạo lực khủng bố ở châu Âu thêm phức tạp.

Làn sóng khủng bố từ đủ mọi gốc gác và mục tiêu vốn dĩ đã quá phức tạp này diễn ra đồng thời với làn sóng bài Pháp ở nhiều nước trên thế giới phản đối “sự báng bổ tôn giáo” của tờ Charlie Hebdo.

Tất cả làn sóng trên đã quyện lại làm một trong cùng bối cảnh, cùng thời điểm, biến thành một phức hợp có hình thái giống như một khối thuần nhất dù người Hồi giáo biểu tình để chống lại sự “báng bổ tôn giáo” chứ không liên quan gì đến các hành động khủng bố, bắn giết, đặt bom bài phương Tây hay bài Do Thái.

Sự quyện lẫn đó chính là mục tiêu của những tổ chức khủng bố nhằm kích động một làn sóng tôn giáo bùng nổ khắp nơi, từ biểu tình đến đập phá.

Hơn thế nữa, chúng muốn khuynh đảo trật tự an ninh các nước mục tiêu, đồng thời qua đó che lấp tính man rợ ngoài vòng pháp luật của các hành động khủng bố.

Không ngạc nhiên khi thấy một số báo, đài Mỹ và Anh tuy chia sẻ quyền tự do ngôn luận nhưng thận trọng không in lại các biếm họa nhằm tránh vạ lây hay gây ra hậu họa.

Nhìn đi nhìn lại sẽ thấy cuộc xung đột Trung Đông không giải quyết ở Libăng, Gaza hay Bờ Tây sông Jordan, càng không ở bàn hội nghị Israel - Palestine hay hạt nhân Iran.

Thực tế nó đang chực giải quyết trên lãnh thổ châu Âu, với những cái cớ hết sức dễ lôi cuốn, để rồi kết thúc bằng một cuộc chiến tranh với Israel. 

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar