Ngày 14-5, thông tin từ Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết vẫn đang theo dõi diễn biến vụ sạt lở đoạn đường giao thông mới đưa vào sử dụng tại phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP Cần Thơ.

Xin đừng chờ đến khi đất vườn, nhà ở trôi xuống sông ra biển mới tính chuyện di dời thì đã quá muộn và quá bất an cho cuộc sống người dân vùng nguy cơ sạt lở.

UBND huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã mở 16 con đường tạm và hỗ trợ tạm thời 3-5 triệu đồng/hộ dân có nhà bị sụt lún, sạt lở xuống kênh di dời đến nơi an toàn.

Ngày 3-4, liên tiếp xảy ra 2 vụ sạt lở trên sông tại Cần Thơ, ảnh hưởng đến 10 căn nhà trong khu vực sông Trà Nóc và sông Cần Thơ Bé.

UBND tỉnh Trà Vinh đã công bố tình huống khẩn cấp sạt lở tuyến bờ bao ngăn triều cường khu vực Cồn Nhàn, ấp Đông Thành và ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải.

Vụ sạt lở đất ở huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã làm hàng trăm mét đường nhựa liên xã trôi xuống sông. Sạt lở diễn ra nhiều lần làm giao thông gián đoạn, đời sống sinh hoạt của người dân bị xáo trộn.

Bờ sông Giao Hòa bị sạt lở 800m, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 300 hộ dân thuộc hai xã Giao Long, Giao Hòa của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Thủ tướng vừa quyết định bổ sung 4.000 tỉ đồng cho 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
