12/06/2023 19:50 GMT+7

Miền Tây cảnh báo bệnh tay chân miệng gia tăng, nhiều trẻ nặng

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, hiện nay trên cả nước bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, trong đó ghi nhận nhiều trường hợp trẻ mắc tay chân miệng mức độ nặng, đã có 3 trường hợp trẻ em tử vong.

Miền Tây cảnh báo bệnh tay chân miệng gia tăng, nhiều trẻ nặng - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám kiểm tra bệnh nhi nghi mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ - Ảnh: T. LŨY

Thời điểm từ tháng 4 đến nay, số ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh, nhiều ca nhập viện ở mức độ nặng, phải hội chẩn với tuyến trên hoặc chuyển viện. Theo đó một số tỉnh đã ghi nhận sự xuất hiện của vi rút Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh tay chân miệng nặng.

Thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay ghi nhận trên 2.260 ca mắc tay chân miệng, đặc biệt trong tháng 5 bắt đầu tăng cao, lên 409 ca (tăng 140%) so với tháng trước đó. Ghi nhận trong đó, đã có 1 trẻ bị tay chân miệng nặng độ 4 tử vong, trong tháng 6 có 3 trường hợp tay chân miệng độ 3 phải chuyển viện lên tuyến trên.

Tại các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Trà Vinh… số ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em cũng đang gia tăng đáng báo động. Tỉnh An Giang ghi nhận 386 ca mắc, tăng 14% so với cùng kỳ, dự báo trong thời gian tới số ca mắc có khả năng tiếp tục tăng, đặc biệt vào thời gian học sinh trở lại trường cho năm học mới.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay ghi nhận 743 ca tay chân miệng, trong đó trên 60% là trẻ em dưới 3 tuổi. Phân loại các ca bệnh nặng, có 244 mức độ 2, ca nặng 2b có 4 ca và 5 ca độ 3, 4.

Bác sĩ Trương Cẩm Trinh - trưởng khoa khám, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết biểu hiện dễ nhận biết của bệnh là các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong ổ miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối.

Trong đó biểu hiện rất thường gặp nhất ở trẻ nhỏ khi mắc tay chân miệng là tình trạng loét miệng, vết loét khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống… nên trẻ nhỏ mắc bệnh thường không chịu ăn, không chịu bú, thường chảy nước miếng liên tục.

Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ (từ 37,5oC - 38oC). Tuy nhiên có một số trẻ bị sốt cao trên 39oC liên tục, đây là dấu hiệu bệnh nặng cần nhập viện để điều trị. Cha mẹ nên lưu ý dấu hiệu nhập viện là sốt cao liên tục, giật mình chới với, hốt hoảng khi ngủ, run tay chân, đi đứng loạng choạng, quấy khóc…

Lưu ý, trẻ em và cả người lớn đều có thể bị mắc bệnh nhiều lần. Do lượng kháng thể tạo ra mỗi lần mắc bệnh giảm dần theo thời gian, ngoài ra vi rút gây tay chân miệng còn có hơn 10 chủng khác nhau thuộc nhóm vi rút đường ruột, nên bệnh nhân có thể bị mắc bệnh nhiều đợt, bác sĩ Trinh nói.

Bác sĩ Trinh khuyến cáo phụ huynh chú ý phòng bệnh lây lan bằng các biện pháp cách ly tại nhà giữa người lành và người bệnh. Quần áo, tã lót, vật dụng… của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2%, hoặc luộc nước sôi. Sử dụng vật dụng, đồ dùng ăn uống riêng biệt cho trẻ.

Các trường hợp điều trị tại nhà, phụ huynh chú ý dùng thuốc hạ sốt mỗi 4 - 6 giờ theo chỉ định bác sĩ, lau mình bằng nước ấm; tuyệt đối không sử dụng Aspirine để hạ sốt, giảm đau cho trẻ em.

Đối với trẻ nhỏ có thể sử dụng Antacide chấm vào các vết loét ở miệng, giúp trẻ bớt đau để ăn uống dễ dàng hơn, tuy nhiên đề phòng nguy cơ hít sặc thuốc có thể xảy ra khi sử dụng. Để giảm ngứa cho trẻ, có thể dùng các loại thuốc kháng histamine thông thường như Chlorpheniramine, Polaramin, Theralene... theo chỉ định của bác sĩ.

Nên bổ sung thực đơn ăn uống đa dạng cho trẻ, tăng cường vitamin từ các loại nước ép trái cây.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng dễ chuyển nặng, cảnh báo còn phức tạp

Chỉ sau 4 giờ chuyển viện, bé 17 tháng tuổi mắc bệnh tay chân miệng độ 3 đã chuyển sang độ 4 nặng nhất. Chuyên gia cảnh báo bệnh tay chân miệng năm nay chuyển biến nhanh, phức tạp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer, bước tiến lớn giúp phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar